Tại sao vùng xích đạo nhận nhiều nắng nhất nhưng không phải là nơi nóng nhất?

  •  
  • 566

Có thể tưởng tượng Đường xích đạo giống như một đường kẻ thẳng chia Trái đất thành hai phần bằng nhau. Do cấu trúc hình cầu và độ nghiêng nhẹ của Trái đất trên trục thẳng nên Xích đạo nhận được nồng độ ánh sáng mặt trời cao nhất.

Trong khi các cực xa Xích đạo nhất sẽ được nhận rất ít ánh sáng mặt trời. Cụ thể ở Bắc Cực và Nam Cực thường băng giá lạnh lẽo cả năm.

Vì Xích đạo nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong năm nên nhiều người nghĩ rằng các khu vực vùng xích đạo cũng là những nơi nóng nhất trên Thế giới. Tuy nhiên, điều thú vị lại không phải vậy.

Thực tế, những nơi nóng nhất trên thế giới không nằm ở vùng Xích đạo, mà nằm xung quanh vùng nhiệt đới, tức là các khu vực nằm trên và dưới Xích đạo. Lý do đằng sau điều này là gì?

Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở sự khác biệt giữa sức nóng của không khí khô và không khí ẩm.

Ánh sáng mặt trời với cường độ cao chiếu vào Xích đạo tạo ra các luồng không khí dâng cao giúp hình thành các đám mây mật độ dày đặc trên vùng xích đạo, sau đó gây ra mưa và giông bão.

Mưa nhiều mới là đặc trưng cảm nhận về thời tiết ở các khu vực trên Xích đạo.
Mưa nhiều mới là đặc trưng cảm nhận về thời tiết ở các khu vực trên Xích đạo.

Đây là lý do giải thích tại sao các khu vực nằm trên Xích đạo có nhiệt độ thấp hơn và không phải là nơi nóng nhất trên hành tinh. Nghĩa là, những người sống tại các khu vực trên vùng Xích Đạo sẽ được cảm nhận bầu không khí ẩm do mây và mưa tạo ra dù đây là nơi hấp thụ ánh sáng mặt trời lớn nhất.

Trong khi đó, những nơi khô cằn nhất phải nhắc các địa điểm nằm ở chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc của Xích đạo. Có thể kể tới một số địa điểm như sa mạc Sahara, Thar, các sa mạc ở Iran, Bắc Mỹ gần chí tuyến Bắc. Phía ngược lại, chí tuyến Nam có sa mạc Namib, Kalahari, Atacama và các sa mạc ở Australia.

Ngay cả các khu vực khí hậu nhiệt đới cũng có nhiệt độ cao hơn so với khu vực Xích đạo. Nguyên nhân do bởi khối không khí nóng được bốc lên cao từ vùng Xích Đạo sẽ có chiều hướng bay về phía các cực. Tuy nhiên, chúng bị đổi hướng do hiệu ứng Coriolis (Sự lệch quỹ đạo do một loại lực quán tính gây ra, gọi là lực Coriolis) và bay ngược lại các vùng nhiệt đới.

Khi tới vùng nhiệt đới, khối không khí nóng ẩm nay càng trở nên khô hơn và ngày càng bay thấp hơn so với ban đầu. Điều này giải thích cho việc các vùng nhiệt đới thường có nhiệt độ nóng hơn vùng Xích đạo từ 6-10 độ C.

Nguyên nhân là sự nén không khí khô ở độ cao thấp khiến nhiệt độ tăng. Cảm giác khô ẩm cũng được cư dân vùng nhiệt đới cảm nhận rõ rệt hơn. Do đó, nếu mức nhiệt ban đầu ở vùng xích đạo là 30 độ C, cuối cùng có thể tăng lên đến khoảng 42 độ C ở vùng nhiệt đới.

Cập nhật: 08/05/2024 ĐSPL
  • 566