Tồn tại vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng

  •   3,19
  • 10.240

Ý tưởng chính là nhờ vào hình ảnh lỗ đen "ăn sao".

>>> Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao

Như ta đã biết, lực hút của lỗ đen vô cùng lớn. Vận tốc quay của nó đã có thể uốn cong đường đi của ánh sáng (xem hình ảnh lỗ đen "ăn sao"), điều này chứng tỏ vận tốc quay của nó có thể ngang bằng vận tốc ánh sáng.

Và cùng với lực hấp dẫn của nó thì nó hút ngôi sao vào trong. Khi ngôi sao đã bị lỗ đen "nuốt chửng" hoàn toàn thì không thấy 1 tia sáng nào phát ra, điều này chứng tỏ các "hạt" ánh sáng bị lực hút của lỗ đen hút và giữ lại hay nói cách khác: vận tốc ánh sáng nhỏ hơn vận tốc hút của lỗ đen.

Theo tôi nghĩ: Với lực hút khổng lồ của lỗ đen thì vật chất của ngôi sao bị nó hút sẽ bị nén lại cực nhỏ, và điều này làm cho bề mặt của nó không thể xảy ra phản ứng nhiệt hạch.

Hình ảnh mô phỏng cảnh ngôi sao bị lỗ đen "nuốt chửng".
Hình ảnh mô phỏng cảnh ngôi sao bị lỗ đen "nuốt chửng". (Ảnh: NationalGeographic)

Hoàng Vũ Phi (Email: [email protected])
  • 3,19
  • 10.240