Top 7 hiện tượng tự nhiên kỳ thú hiếm gặp nhất thế giới, cả đời chỉ ước được chiêm ngưỡng một lần

Những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp nhất thế giới
  •  
  • 1.188

Trái đất là một nơi tuyệt vời và những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp đẹp đến mê đắm sẽ khiến bạn phải trầm trồ về khả năng của tạo hoá.

1. Nacreuos - bầu trời xà cừ

Hiện tượng Nacreuos - mây xà cừ

Hiện tượng Nacreuos hay còn được gọi là mây xà cừ, là hiện tượng bầu trời có những vệt màu đặc biệt đẹp mê hồn. Được biết, đây là hiện tượng xảy ra khi các tinh thể băng trôi hình thành trong tầng bình lưu phát ra các màu sắc khác nhau dưới sự chiếu sáng của mặt trời.

Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện vào mùa đông tại những nơi như Nam Cực, Canada, Alaska hoặc các nước Scandinavia. Mặc dù đẹp đến mê hồn nhưng các đám mây xà cừ này lại là dấu hiệu tiêu cực đối với bầu khí quyển khi chúng gây ra sự phá hủy tầng ozon.

2. Mây UFO

Mây UFO

Những đám mây tạo thành một khối có hình dạng tam giác hoặc lốc xoáy là một trong những hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Chúng hình thành khi gió ẩm mạnh thổi qua địa hình gồ ghề và thường hình thành trên các đỉnh núi. Mùa đông hoặc mùa xuân, khi các luồng khí mát di chuyển với tốc độ nhanh, là thời điểm dễ quan sát được hiện tượng này nhất.

Điều hấp dẫn nhất là, kể cả khi có gió to di chuyển xung quanh, những đám mây này vẫn không hề bị tan hay di chuyển sang chỗ khác.

3. Tia sét Catatumbo

Tia sét Catatumbo

Những tia chớp xuất hiện trong một ngày mưa bão thường là một cảnh tượng có phần đáng sợ nhưng với Catatumbo, hình ảnh này có thể sẽ khiến nhiều người thích thú. Đó cũng là cảm nhận của nhiều người mê đắm hiện tượng thiên nhiên khi sét Catatumbo xuất hiện tại hồ Maracaibo ở Venezuela.

Bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5 km, Catatumbo xảy ra trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ một ngày và lên đến 280 lần mỗi giờ. Với những tia sét mạnh xảy ra thường xuyên bên trên một diện tích nhỏ, nơi này được coi như là nơi tạo ra ozone ở tầng đối lưu nhiều nhất thế giới.

Thông thường, hiện tượng sét này sẽ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11. Trong đó, tháng 10 là thời điểm khách du lịch đến chiêm ngưỡng hiện tượng này nhiều nhất.

4. Cột sáng quang học

Cột sáng quang học

Những cột sáng quang học được hình thành khi một chùm ánh sáng dường như được kéo dài từ đường chân trời lên không trung. Vào thời thời trung cổ, hiện tượng này thường được coi là một điềm xấu, tuy nhiên hiệu ứng này thực chất được bắt nguồn khi ánh sáng phản xạ từ các tinh thể băng trong khí quyển.

Ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên này, bạn sẽ có cảm giác như đang ở giữa những thác nước đầy màu sắc đầy mê hoặc như trong những bộ phim viễn tưởng khoa học về các hành tinh ngoài trái đất.

5. Mây Mammatus

Mây Mammatus

Những đám mây trông bí ẩn này, còn được gọi là "mamatus". Hiện tượng này là sự hình thành hiếm gặp khi không khí mát được bao quanh bởi luồng khí ấm hơn và tạo thành những mảng mây tròn tựa như những túi khí trên bầu trời.

Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện khi chuẩn bị có bão. Tuy nhiên, các nhà khí tượng học vẫn chưa biết chính xác còn có nguyên nhân nào khác gây nên hiện tượng này hay không.

6. Cầu vồng Mặt trăng

Cầu vồng mặt trăng

Cầu vồng Mặt trăng xuất hiện khi xảy ra sự khúc xạ của ánh trăng từ các hạt nước lơ lửng trong không khí, như mưa rào hoặc thác nước, và luôn nằm ở phần đối diện của bầu trời từ Mặt trăng so với người quan sát.

Dù có cách hình thành gần như tương tự nhưng về cơ bản, cầu vồng Mặt trăng có ánh sáng và màu sắc mờ hơn nhiều so với cầu vồng Mặt trời do Mặt trăng có lượng ánh sáng yếu hơn.

7. Những khối băng ngọc lam

Những khối băng ngọc lam

Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp những khối băng sẽ dần được hình thành. Tuy nhiên, tại hồ Baikal (Nga), các khối băng này không chỉ có màu trắng như những khối đá mà lại có màu ngọc lam vô cùng đặc biệt.

Được biết, nước trong hồ Baikal có chất lượng sạch và trong bậc nhất thế giới. Do đó, khi đóng băng lại và chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, những tảng băng sẽ có màu sắc và độ trong tương tự như một tảng đá quý.

Cập nhật: 29/06/2022 Trí Thức Trẻ
  • 1.188