10% trẻ em trên thế giới có hệ miễn dịch chống lại HIV

Sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã khiến cho cơ thể người thích nghi với virus HIV.

Một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ một sự kiện vô cùng độc đáo. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hệ thống miễn dịch của một nhóm nhỏ trẻ em bị nhiễm HIV đã tiến hóa để bảo vệ các em khỏi virus và ngăn chặn căn bệnh phát triển đến giai đoạn AIDS.

Thông thường, nếu không có sự hỗ trợ chữa trị thì hơn một nửa số trẻ em nhiễm HIV trên toàn thế giới sẽ chết trước khi hai tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã nhận thấy rằng có đến 10% số trẻ em bị nhiễm HIV sẽ không bao giờ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng cũng như không bao giờ chuyển sang giai đoạn AIDS. Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Các nhà khoa học sau khi tiến hành phân tích đã nhận thấy rằng hệ thống miễn dịch của những đứa trẻ này đã trở nên tương tự như hệ thống miễn dịch ở những con linh trưởng. Tức hệ miễn dịch của chúng không hề sợ hãi virus HIV và quá trình nhiễm khuẩn vẫn nằm trong tầm kiểm soát.


Tế bào bạch huyết ở những đứa trẻ này không quan tâm đến virus HIV và để mặc cho chúng tồn tại. (Nguồn ảnh: sciencealert).

Nghiên cứu này mở ra hy vọng mới cho nhân loại trong việc phát triển những mô hình điều trị HIV tốt hơn trong tương lai.

Khi một người bị nhiễm HIV, virus thường tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng sẽ khiến cho những tế bào bạch huyết chết sạch. Dẫn đến sau đó bệnh nhân sẽ dễ dàng bị tổn thương bởi những căn bệnh nhiễm trùng khác. Tình trạng này được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch - AIDS.

Ở bệnh nhân tiến đến giai đoạn AIDS, thậm chí một căn bệnh cảm lạnh thông thường cũng có thể khiến cho họ tử vong. Những phương pháp điều trị kháng virus hiện hành cho phép người bệnh có cuộc sống tương đối khỏe mạnh bằng cách ức chế virus HIV trước khi nó tiến triển đến giai đoạn AIDS.

Nghiên cứu mới đã tiến hành phân tích 170 trẻ em Nam Phi dưới năm tuổi. Các bé là những bệnh nhân mắc HIV từ lúc mới sinh nhưng đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào chuyển sang AIDS mặc dù chưa từng trải qua liệu pháp kháng virus nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống miễn dịch của những đứa trẻ này đã có phản ứng rất kì lạ với virus HIV.

Những đứa trẻ này có đến hàng chục ngàn virus HIV trong mỗi mml máu. Ở người thông thường, hệ thống miễn dịch khi gặp một số lượng lớn virus như vậy sẽ tiến hành những hoạt động đề kháng rất dữ dội khiến cho cơ thể bị bệnh nặng. Tuy nhiên, ở những đứa trẻ này, quá trình trên đã không diễn ra.


Hệ thống miễn dịch của những đứa trẻ này đã có phản ứng rất kì lạ với virus HIV.

"Về cơ bản, hệ thống miễn dịch của những đứa trẻ này không quan tâm đến các virus HIV. Các tế bào bạch huyết cứ để cho những virus HIV tồn tại và chúng chỉ quan tâm tiêu diệt những vi khuẩn và virus gây bệnh khác", theo lời nhà nghiên cứu Philip Goulder đến từ từ Đại học Oxford (Anh) cho biết.

Khi hệ miễn dịch càng chống lại HIV thì những tế bào máu trắng sẽ bị chết càng nhiều, dẫn đến những căn bệnh khác thừa dịp xâm nhập và tàn phá cơ thể.

Điều thú vị là chiến lược không quan tâm đến virus HIV này đã được tiến hành bởi hơn 40 loài động vật linh trưởng khác. Chính vì thế, những loại động vật này có thể bị nhiễm HIV mà vẫn sống tốt vì hệ miễn dịch của chúng đã ngăn chặn căn bệnh tiến triển đến giai đoạn AIDS.

"Chọn lọc tự nhiên đã thực hiện điều này", Goulder nói. "Và cơ chế này cũng diễn ra tương tự ở những trẻ em châu Phi".

Sau nhiều năm mắc bệnh và tử vong hàng loạt bởi virus HIV, cơ thể con người đã dần trở nên thích nghi với căn bệnh này.

Cập nhật: 06/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video