"Bất chấp gần 30 năm lặp đi lặp lại những lời cảnh báo, lưới rê vẫn được sử dụng trước sự tuyệt vọng trong nỗ lực cứu lấy loài Vaquita", TS. Porter cho biết.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thu hẹp môi trường sống gia tăng, nạn tuyệt chủng đã trở thành mối đe dọa thực sự mà vô số sinh vật trên toàn thế giới phải đối mặt.
Chỉ còn 10 cá thể Vaquita sống sót. (Ảnh: Getty).
Mới đây, Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) đã đưa ra cảnh báo tuyệt chủng đầu tiên trong lịch sử 70 năm kể từ khi tổ chức này được thành lập dành cho Vaquita - loài động vật có vú nhỏ nhất sống ở biển.
Theo TS. Lindsay Porter, Phó Chủ tịch IWC, hiện chỉ còn 10 cá thể Vaquita sống ở Vịnh California, so với 30 con được ghi nhận vào năm 2017.
Lý do của sự suy giảm này là do hiện tượng ngư dân sử dụng lưới rê, một loại lưới phẳng chuyên dụng để săn bắt cá totoaba trái phép, ngày một gia tăng.
Những con cá này sau đó được bán vào thị trường chợ đen tại Trung Quốc như một món hời béo bở. Tuy nhiên, động thái trên khiến loài Vaquita đứng bên bờ vực tuyệt chủng.
Ngư dân sử dụng lưới rê để đánh bắt cá tràn lan khiến Vaquitas - loài động vật có vú nhỏ nhất sống ở biển - đối mặt nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Getty).
"Bất chấp gần 30 năm lặp đi lặp lại những lời cảnh báo, lưới rê vẫn được sử dụng trước sự tuyệt vọng trong nỗ lực cứu lấy loài Vaquita", TS. Porter cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, chính phủ đa quốc gia đã cùng hợp lực, đưa ra nhiều biện pháp cứu giúp loài Vaquita, cũng như bảo tồn hệ sinh thái của chúng.
Trong đó, có thể kể đến chiến dịch chuyển chúng đến một nơi trú ẩn trên biển. Tại đây, những cá thể sống sót sẽ được bảo vệ đặc biệt, và được nuôi nhốt.
Họ gọi đây là khu vực không khoan nhượng (ZTA), gồm 193 khối bê tông được xây dựng nhằm ngăn chặn việc sử dụng lưới rê đánh bắt cá. Trên lý thuyết, biện pháp này đã làm giảm 90% hoạt động lưới rê trong khu vực.
Dẫu vậy, quần thể Vaquita và những loài động vật biển sống ở ngoài khu vực ZTA vẫn ngày đêm bị đe dọa bởi hoạt động đánh cá của con người.
IWC kêu gọi các tổ chức thế giới ban lệnh cấm 100% dành cho việc đánh bắt bằng lưới rê và tạo ra các giải pháp thay thế an toàn, bền vững.
Những nỗ lực này nhằm bảo vệ sinh kế của cộng đồng ngư dân, cũng như mang lại hy vọng phục hồi cho hệ sinh thái biển.