Các nhà khoa học muốn dựng lại bộ gene của Leonardo da Vinci

Diện mạo của "cha đẻ" nàng Mona Lisa - Leonardo da Vinci, vẫn luôn là một bí ẩn. Các nhà khoa học đang nỗ lực dựng lại bộ gen của ông từ những thứ ông đã chạm vào, để khắc họa lại người được coi là một trong những thiên tài thông tuệ nhất của thế giới loài người.

500 năm trước, Leonardo da Vinci là người đi tiên phong trong khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu, từ thơ ca cho đến toán học, kỹ thuật, giải phẫu học, khoa học, thiên văn học, địa chất và đặc biệt là hội họa.

Lấy cảm hứng từ tinh thần sáng tạo không mệt mỏi của ông, các nhà khoa học đã ấp ủ một kế hoạch khá điên khùng, đó là dựng lại bộ gene của ông và cố gắng để lắp ráp những mảnh ghép lạ thường trong đời sống của thiên tài này. Họ đã hiện thực hóa nó bằng Dự án Leonardo.


Diện mạo của nàng Mona Lisa được biết tới trên toàn thế giới, nhưng diện mạo "cha đẻ" của nàng vẫn luôn là một bí ẩn.

Dự án Leonardo được thành lập từ năm 2014 quy tụ rất nhiều nhà khoa học, nhà sử học, khảo cổ học và các chuyên gia nghệ thuật từ các trường đại học khắp nơi trên thế giới.

Gần đây, họ đã đưa ra một vài kế hoạch trong một phiên bản đặ biệt của tạp chí Human Evolution.

Nhóm nghiên cứu tìm kiếm những dấu vết của ADN và dấu vân tay trên những cuốn sách, giấy ghi chú, tranh vẽ và những dụng cụ của Leonardo. Họ hy vọng rằng kết quả sau đó có thể so sánh với thông tin từ tóc, xương, dấu vân tay và các tế bào da của những người họ hàng còn sống hoặc đã chết của ông.

Bạn có thể tưởng tượng ra một khối lượng công việc khổng lồ. Họ sẽ phải tìm kiếm và xem xét ADN của những người họ hàng gia đình Leonardo từ thế kỷ 14 cho đến bây giờ.


Leonardo đã dày công nghiên cứu về giải phẫu cơ thể người, cho thấy niềm đam mê của ông với cả khoa học và nghệ thuật.

Rhonda Roby, một nhà di truyền học tham gia dự án nói về một số thách thức trong việc tìm kiếm những tàn tích của Leonardo: "Ngày càng có nhiều kỹ thuật được phát triển để phục hồi ADN chỉ từ những thứ mà đối tượng chạm vào. Tôi nghĩ rằng có khả năng có vật liệu sinh học bên trong những bức tranh. Thách thức thực sự đối với chúng tôi là tìm thấy những vật liệu đó nhưng không làm hỏng các tác phẩm nghệ thuật".

Những di sản của Leonardo trong khoa học, kỹ thuật và văn hóa là vô giá và không khác gì những công trình của "siêu nhân".

Ông là một trong những người thông tuệ bậc nhất trong lịch sử nhân loại với tầm hiểu biết vượt xa thời đại của ông. Bất chấp những điều này, rất ít người biết về chính con người Leonardo.

Bằng cách chắp nối các mảnh ghép di truyền, các nhà khoa học cho rằng họ có thể khái quát được một cách tương đối màu mắt, màu da, màu tóc, cân nặng, chiều cao và hình dạng khuôn mặt của Leonardo.

Ngoài ra, quá trình phục dựng bộ gene Leonardo cũng có thể cung cấp cho các nhà khoa học thông tin về chế độ ăn uống, sức khỏe và nhân cách của ông.

Mặc dù vậy, chưa có kế hoạch "nhân bản" nhà bác học vĩ đại được nêu ra.

Leonardo Da Vinci sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 (lịch cũ) tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.

Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30km về phía Tây gần Empoli, cũng là họ của ông.


Dựa vào những thông tin di truyền, các nhà khoa học cho rằng có thể dựng lại một cách tương đối của thiên tài đa năng này.

Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân 22 tuổi Catarina. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Leonardo không có họ trong ngữ cảnh hiện đại. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.

Leonardo là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng Mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.

Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước.

Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức họa, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký họa, minh họa về khoa học và bút kí.

Cập nhật: 16/05/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video