Đảo Quỷ - "địa ngục trần gian" với 70.000 người đến nhưng chỉ 2 người trở về

Hòn đảo thuộc địa của Pháp có cái tên độc đáo, mang vẻ ngoài thanh bình nhưng ẩn giấu đằng sau là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của hàng nghìn tù nhân.

Đảo Quỷ có tên gọi chính thức là Saint-Laurent du Maroni, nằm ngoài khơi Guiana thuộc Pháp. Năm 1852, Hoàng đế Napoleon III thành lập hòn đảo để dùng làm nơi giam giữ tù nhân. Trong gần 100 năm, có khoảng 70.000 tù nhân đã bị đày đến đây bao gồm những kẻ giết người, hiếp dâm và tù chính trị.


Ẩn giấu đằng sau vẻ thanh bình của hòn đảo đã bị lãng quên này là quá khứ đầy ám ảnh.

Bị kết tội với những bản án nặng nề, hầu hết những tù nhân đặt chân đến hòn đảo này đều không thể quay trở về. Theo ước tính, 40% tù nhân đã chết ngay trong năm đầu tiên đến hòn đảo, chỉ khoảng 5.000 người sống sót đến ngày được tại ngoại.

Chặng đường đến hòn đảo này cũng rất nguy hiểm, nhiều tù nhân đã bỏ mạng trước khi đến được hòn đảo. Một số bị giết chết khi đánh nhau trong những chiếc cũi sắt khóa chặt trên thuyền, nhiều người bị tạt axit và xì hơi nóng nếu không tuân lệnh trên tàu.


Gần 70.000 tù nhân đã bị đày đến Đảo Quỷ.

"Địa ngục trần gian"

Một ngày tại khu trại tù khét tiếng này rất dài và đầy khó khăn. Các tù nhân phải làm những công việc nặng nhọc như xây dựng nhà tù hoặc bệnh viện 12 tiếng mỗi ngày từ 6h sáng đến 6h chiều.

Họ bị giam giữ trong những căn phòng chật hẹp và bẩn thỉu với diện tích 3,6m2. Ban ngày các tù nhân được phép di chuyển khi chân bị cùm bằng một sợi dây xích còn ban đêm chân của họ bị cùm cố định vào một thanh sắt dài. Nhiều tù nhân gầy như một bộ xương khô. Số khác thì nằm chờ chết.


Phòng gian chật hẹp, bẩn thỉu với diện tích vỏn vẹn chỉ 3,6m2.

Những vụ ẩu đả giữa các tù nhân thường kết thúc bằng máu, nhưng hầu hết những kẻ tham gia đều không bị trừng phạt.

Hướng dẫn viên Atlas Obscura nói: “Tại sao lại phải trừng phạt họ trong khi có thể để mọi việc diễn ra theo đúng tự nhiên. Họ sẽ chết vì lao động khắc nghiệt hoặc mắc bệnh nhiệt đới và cũng có thể do vượt ngục thất bại”.

Các vụ ẩu đả, giết người thường xuyên xảy ra trong nhà tù, tuy nhiên hầu như không bị trừng phạt.
Theo News, sau khi tù nhân chết, cơ thể của họ sẽ bị ném xuống biển sau đó một hồi chuông vang lên và những con cá mập sẽ lao vào xâu xé.

Nhiều người đã cố gắng trốn thoát khỏi hòn đảo địa ngục này, song nếu không bỏ mạng vì dòng nước chảy siết dưới biển hay bị những con cá mập tấn công thì họ lại lạc vào một khu rừng rậm chứa đầy nguy hiểm.


Xác chết của tù nhân bị ném ra biển cho các mập xâu xé.

Hướng dẫn viên Hermann Clarke chia sẻ: “Nơi đây thực sự là địa ngục trần gian. Trong số 70.000 tù nhân tới đây, có tới 75% người chết vì bệnh tật, đói ăn và bị ngược đãi. Một số tù nhân bị đưa tới đây mặc dù họ thực sự vô tội”.

Chỉ có 2 trường hợp trốn thoát khỏi hòn đảo thành công trong suốt gần 100 năm. Trường hợp thứ nhất là Clement Duval vượt ngục vào năm 1901. Ông tìm được một nơi trú ẩn an toàn tại Mỹ và sống tại đó suốt phần đời còn lại. Trường hợp còn lại là Henri Charriere và Sylvain, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được chuyển thể thành phim Papillon.


Hòn đảo từng bị bỏ hoang và được cải tạo vào những năm 1980 để trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.

Những tù nhân sau khi tại ngoại sẽ được cấp đất và buộc phải ở lại Guiana. Dân số ở đây tăng lên chóng mặt khi chính phủ đày những người phạm tội nhẹ tới hòn đảo. Có lúc, dân số sinh sống trên đảo lên đến hơn 100.000 người.

Hòn đảo bị bỏ hoàng và được cải tạo lại vào những năm 1980, nhiều công trình ban đầu vẫn được giữ nguyên và nơi đây trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch. Với nhiều người, phần hấp dẫn của hòn đảo là dòng chữ khắc trên trần nhà tù số 47, xuất hiện trong bộ phim Papillon.

Cập nhật: 07/03/2018 Theo saostar
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video