Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn chằm chằm vào Mặt Trời?

Ai trong chúng ta cũng biết nhìn trực tiếp vào Mặt Trời bằng mắt thường là điều tuyệt đối không nên. Nhưng hậu quả sẽ như thế nào nếu ta cứ nhìn chằm chằm vào nó?

Dù là vẽ bản đồ sao, phóng tàu lên các hành tinh hay nghiên cứu Mặt Trời, con người đã không ngừng nhìn lên bầu trời trong suốt hàng ngàn năm nay. Nhưng không phải tất cả các ngôi sao đều có thể quan sát an toàn.

Nhà thiên văn Mark Thompson đã để mắt một con heo sau ống kính hướng thẳng lên Mặt Trời trong 20 giây, kết quả có một lỗ cháy giữa mắt con heo này. Mặt Trời cũng là một ngôi sao trên bầu trời, nhưng ý tưởng nhìn vào nó như những ngôi sao khác thì thật là điên rồ. Vậy nó sẽ tệ hại đến mức nào nếu ta nhìn chằm chằm Mặt Trời bằng mắt thường?


Mặt Trời tỏa sáng với độ sáng gấp 5.000 lần so với một bóng đèn. Vì thế chớ nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời vì những tác hại trực tiếp đối với mắt. (Ảnh: Wikimedia).

Vào một ngày trời không mây, Mặt Trời sẽ phát sáng gấp 5.000 lần độ sáng của một bóng đèn tiêu chuẩn. Khi một thứ gì đó chói sáng đi vào mắt bạn, cơ thể sẽ có một vài phản ứng. Nếu chỉ là một khoảnh khắc ngắn, điều tệ nhất bạn sẽ phải gặp là một vệt mờ xuất hiện khi bạn nhìn vào bất cứ gì sau đó. Ánh sáng được chuyển đến võng mạc ở sau mắt, tại đây nó sẽ chuyển thông tin đến não của bạn. Đây là cách chúng ta thấy được mọi thứ.

Nhưng khi quá nhiều ánh sáng đi vào võng mạc cùng lúc, nó sẽ phá hủy các tế bào và protein ở đây, vốn giúp võng mạc xử lý ánh sáng nhận được. Vì võng mạc không có thụ thể cảm nhận sự đau đớn, nên nó sẽ không bị tổn thương mà sẽ để lại những vệt mờ khi bạn nhìn sau đó.

Những vệt mờ này sẽ xuất hiện trong khoảng vài phút rồi biến mất, trừ khi bạn tiếp tục nhìn chằm chằm vào Mặt Trời. Lúc bấy giờ, chính chúng ta đã khiến võng mạc bị quá tải. Đôi mắt lúc này nhận một lượng bức xạ tia cực tím cao bất thường, đây là thứ đã gây ra sạm da. Cũng giống như da bị cháy nắng, giác mạc phía trước mắt cũng có thể bị đốt cháy và lúc này mắt của bạn sẽ bị tổn thương.


Tùy vào thời gian nhìn lâu vào Mặt Trời và mức độ nghiêm trọng do ánh sáng Mặt Trời gây ra, mắt sẽ bị tổn thương và có thời gian phục hồi khác nhau.

Giác mạc có chức năng bảo vệ phần còn lại của mắt, nên nó có những thụ thể cảm nhận đau. Bộ phận này rất nhạy cảm, nó sẽ nhanh chóng cảnh báo ngay cho não khi có một vật thể bên ngoài nào đó chạm vào, dù đó là một sợi lông mi vô cùng nhỏ.

Nhưng bức xạ tia cực tím không phải là vấn đề duy nhất. Lượng ánh sáng quá nhiều sẽ đi xuyên qua cầu mắt và làm hỏng mô võng mạc ở phía sau, gây ra chứng viêm võng mạc do Mặt Trời. Lúc này, võng mạc không thể xử lý ánh sáng như lúc bình thường nữa, và tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà thời gian phục hồi của các bộ phận sẽ mất vài tuần, vài tháng hoặc hơn một năm. Nhiều trường hợp hiếm hoi đã ghi nhận được, sự phá hủy quá nghiêm trọng khiến mắt không thể phục hồi. Các trường hợp được ghi nhận ở những người quan sát hiện tượng nhật thực mà không đeo kính bảo vệ.

Cơ thể chúng ta có cơ chế bảo vệ ngăn không cho ta nhìn chằm chằm vào Mặt Trời, chẳng hạn như ta sẽ tự nheo mắt lại khi nhìn vào nguồn ánh sáng quá sáng, giúp giảm thiểu lượng ánh sáng đi vào mắt và bảo vệ giác mạc cùng võng mạc.


Để bảo vệ an toàn cho mắt khi cần nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, hãy sử dụng kính bảo vệ chuyên dụng. (Ảnh: Space.com).

Khi nhật thực xảy ra, Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần hay toàn phần, ánh sáng không mạnh khiến ta quan sát lâu bằng mắt thường mà không bị chói, điều này làm chúng ta nghĩ rằng có thể quan sát hiện tượng này trực tiếp bằng mắt thường. Nhưng thực tế bức xạ cực tím vẫn có rất nhiều và vẫn gây hại cho mắt.

Tóm lại, quan sát trực tiếp Mặt Trời bằng mắt thường là một ý tưởng ngu ngốc không đem lại bất cứ lợi ích nào. Hãy sử dụng kính bảo vệ khi quan sát. Trên bầu trời có hơn 6.000 ngôi sao, hãy quan sát chúng bất cứ lúc nào bạn muốn, trừ ngôi sao Mặt Trời.

Cập nhật: 11/06/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video