Giải mã hố thiêng nghìn năm trong lòng đất

Sau khi phát lộ di tích Chăm dưới lòng đất sâu hơn 2m ở làng Phong Lệ thuộc địa bàn Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, các nhà khảo cổ tập trung nghiên cứu để giải mã những bí ẩn nơi hố thiêng trong khu tháp vừa được phát lộ…

>>> Dấu tích tháp Chăm cổ lớn nhất được phát hiện

Trong quá trình khai quật từ nhiều ngày qua, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một vật lạ màu vàng, lẫn trong cát nơi khu tháp. Nhận định ban đầu có thể đây là vàng (loại vàng mà dân gian gọi là vàng Hời) mà có thể người Chăm xưa dùng để trấn yểm bùa chú?

Những bí ẩn của khu tháp với những bí ẩn trong cấu trúc sau khai quật đang được các nhà khảo cổ giải mã. Ngay khu tháp nơi được xác định là bệ thờ của khu đền chính trong quần thể di tích đền tháp Chăm Pa vừa được phát lộ tại đây, đoàn khảo cổ đã phát hiện một hố thiêng hình vuông có diện tích 4,26m, chiều sâu 1,8m.


Hốc thiêng dưới đáy hố thiêng đang được các nhà khảo cổ học giải mã

Ngay nơi hố thiêng này, các nhà khảo cổ đã bốc hốt khoảng 32m3 cát và đá che lấp miệng hố thiêng.

Điều gây bất ngờ cho các nhà khảo cổ là từng lớp đá được xếp cẩn thận theo qui trình rõ ràng. Cứ một lớp đá là một lớp cát trắng tinh, không lẫn một thứ gì khác.

Ngay trong hố thiêng sau khi bốc hết lớp đất đá đã phát lộ trong lòng hố thiêng là những hốc thiêng nằm ở đáy và một hố hình tròn ở giữa có đường kính 1m.

Các nhà khảo cổ học tham gia khai quật tại đây cho biết: Cách sắp xếp của viên gạch hình vuông đặt lên trên viên đá cuội hình trụ. Đây có thể là biểu tượng trong tín ngưỡng phồn thực của Chăm thường thấy là Linga và Yoni.

Linga là một khối hình trụ tượng trưng cho dương tính, thường đặt trên Yoni, tượng trưng cho âm tính. Nếu ở các hốc thiêng này, viên gạch và viên đá cuội tượng trưng cho Yoni và Linga thì cách sắp xếp của chúng lại khá khác lạ, Yoni lại đặt trên Linga.

Vậy việc đặt đá thạch anh trước các hốc thiêng, cách sắp xếp của viên gạch và hòn đá cuội rốt cuộc có ý nghĩa gì? Đây là vấn đề mà các nhà khảo cổ vẫn chưa giải mã.

Các nhà khảo cổ lý giải rằng: Người xưa quan niệm, thạch anh trắng là một viên đá của vũ trụ tích tụ năng lượng của đất trời. Chính đá thạch anh tiếp nhận, kích hoạt, lưu trữ và khuyếch đại năng lượng.

Như vậy, cùng với viên gạch vuông, viên cuội hình trụ, đây có thể được xem như một vật yểm dưới lòng hố thiêng. Tuy nhiên, ý nghĩa của vật yểm thế nào, các nhà khảo cổ đang trong quá trình nghiên cứu.

Quá trình khai quật hố thiêng, các nhà khảo cổ nhận thấy xung quanh hố và chính giữa hố thiêng cũng là những viên đá cuội hình trụ và đá thạch anh lẫn trong cát trắng mịn.

Căn cứ vào việc sắp xếp đá thạch anh ở các hốc thiêng, cũng như tài liệu nghiên cứu tín ngưỡng Ấn Độ giáo có sự trùng hợp ngẫu nhiên là tôn trọng vị trí trung tâm. Vì vậy các nhà khảo cổ học dự đoán có thể ở hố chính giữa này có một bệ thờ Linga và Yoni đã bị lấy đi từ trước đó.

Theo tài liệu lưu trữ cho thấy, ngay tại vị trí khu đền tháp Chăm pa vừa được phát lộ này vào khoảng đầu thế kỷ XX, người Pháp đã thu về một số hiện vật, hiện được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm pa: Linga, bò thần Nandin (vật cưỡi của thần Silva), các trụ cửa… Phải chăng trước đó người Pháp đã khai quật khảo cổ tại đây và thu nhiều hiện vật liên qua trong khu đền tháp này. Câu hỏi đang dần được hé lộ sau khi các nhà khoa học đối chiếu.

Họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ, người gắn bó với các khu đến tháp Chăm ở miền Trung hơn 30 năm này hiện đang đo vẽ tại hố thiêng này cho biết: Đây là một khu đền tháp khá lớn, có hố thiêng lớn và lạ nhất từ trước tới nay mà ông nhìn thấy.

Ông Hỷ nói, ngay ở tháp F1 và G1 của Mỹ Sơn, độ rộng của hố thiêng mà ông đo đạc cẩn thận là 2,31m và 2,30m, tức là chênh lệch tới 11 phân. Nhưng ở hố thiêng vừa được phát lộ tại Phong Lệ này lại chính xác tuyệt đối 4,26m.

Điều kỳ lạ là ở những hố thiêng các khu đền tháp mà ông từng chứng kiến và đo vẽ từ mấy chục năm nay không hề có các hốc thiêng dưới đáy như hố thiêng ở Phong Lệ.

Đoàn khảo cổ tiếp tục khai quật và phát hiện bất ngờ là 8 hốc thiêng được sắp xếp đối xứng. Dự đoán của các nhà khảo cổ cho rằng tất cả 8 hốc thiêng tượng trưng cho 4 phương 8 hướng. Các hốc thiêng sắp đặt theo hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc và Đông Bắc - Tây Bắc - Đông Nam - Tây Nam.

Quá trình khai quật khu đền tháp ở Phong Lệ này, các nhà khảo cổ học đã xác định kích thước của tháp chính có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính; độ sâu của nền móng là 2,2 mét. Các vị trí khác có chiều sâu 1,2 mét.

Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ học xác định khu đền tháp tại Phong Lệ có niên đại khoảng thế kỷ X- XI.

Đây là khu đền tháp Chăm đầu tiên được phát hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng từ trước đến nay. Cách đây hơn 3 tháng, một người dân rà tìm phế liệu đã phát hiện một hũ vàng Chăm dưới khu đất xây dựng nhà của một người dân tại khu vực này.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video