Một mũi tên chưa đủ giết đối thủ, cung thủ xưa đã làm gì để tăng tính sát thương?

Kể cả một cung thủ Mông Cổ thiện xạ cũng rất khó để bắn trúng đối phương trên chiến trường. Vậy người xưa đã làm gì để tăng tính sát thương cho mũi tên?

Tầm bắn trung bình của cung tên cổ đại là khoảng 150 mét. Nếu người bắn được huấn luyện đặc biệt và cung tên được chế tạo tốt, chẳng hạn như cung thủ Mông Cổ, thì có thể bắn chết một người ở khoảng lên tới 400 mét. Song, cung tên rất đòi hỏi về thể chất và để bắn liên tục và trúng đối phương thì rất khó.

Vì vậy, người xưa đã tìm cách để tăng tính sát thương của cung tên. Không chỉ tăng cường sức mạnh của cung mà việc nghiên cứu và phát triển của mũi tên cũng không ngừng đổi mới.

Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 98 loại mũi tên khác nhau từng được tìm thấy ở Trung Quốc. Trong đó, mũi tên hình nón được sử dụng nhiều nhất, mũi tên ba cạnh – có hình dáng rất giống với đầu đạn hiện nay, là loại có tính sát thương vô cùng mạnh.


Các loại mũi tên khác nhau. (Nguồn: Baidu).

Ngoài việc được thiết kế với hình dạng đặc biệt và chức năng khác nhau, các đầu tên cũng có thể được quét các chất độc để tăng tính sát thương. Hơn nữa, thời xưa y tế rất kém, không có thuốc kháng sinh nên một khi trúng tên rất dễ bị nhiễm trùng uốn ván và tử vong.

Người ta thường sử dụng một loại chất độc gọi là "kim chấp" bôi trực tiếp lên các mũi tên. Chất này được cho là chiết xuất từ ​​phân của người và động vật, khi bị mũi tên này bắn dù chỉ một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến tử vong.

Thời cổ đại vết thương do tên bắn hầu hết đều xử lý đơn giản và thô bạo. Trong khi ngày nay, điều trị vết thương do mũi tên gây ra phức tạp và nguy hiểm không kém một cuộc đại phẫu ngoại khoa. Khi xảy ra tai biến cũng không thể chết được nhưng sẽ chịu thương tật vĩnh viễn.


Cung thủ thời nhà Thanh luyện bắn. (Nguồn: Baidu).

Cung tên thời cổ đại có chi phí rất cao, các công đoạn để sản xuất cũng yêu cầu kỹ thuật rất phức tạp, có thể mất đến 1 năm để sản xuất được một cung tên phục vụ chiến đấu. Đồng thời mũi tên cũng là vật dễ tiêu hao. Chính vì lý do này, trên chiến trường cổ đại, những cung tên đó sẽ được thu thập lại, trải qua quá trình sửa chữa, chúng lại trở thành những mũi tên mới.

Cập nhật: 05/04/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video