Ngưng thở khi ngủ có thể khiến não tổn thương

Một nghiên cứu mới cho thấy việc mắc chứng ngưng thở khi ngủ trong thời gian dài có thể gây hại cho não bộ.

Theo CNN, uớc tính có 936 triệu người trưởng thành trên thế giới có thể bị ngưng thở khi ngủ. Con số này có thể lớn hơn rất nhiều do có nhiều người không được chẩn đoán. Nếu chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sớm có thể dẫn đến tăng nguy cơ tử vong cao gấp ba lần người bình thường.

Theo nghiên cứu mới của các nhà thần kinh học tại Đại học Northwestern và Mayo Clinic, chứng ngưng thở khi ngủ trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe não bộ trong tương lai.


Chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn ở những người béo phì. (Ảnh minh họa).

Trên tạp chí Neurology, các nhà thần kinh học cho biết họ đã so sánh chức năng nhận thức ở những người bị ngưng thở khi ngủ có độ tuổi từ 35 - 70 với những người không bị chứng này. Kết quả, nhóm phát hiện những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ kém tập trung hơn, trí nhớ kém hơn và khả năng phán đoán xã hội kém hơn.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là loại ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất và dẫn đến luồng không khí vào hoặc ra khỏi miệng hoặc mũi bị chặn, ngay cả khi ai đó đang cố gắng thở. Theo Johns Hopkins Medicine, bệnh này phổ biến hơn ở những người béo phì.

Ngưng thở khi ngủ kéo dài sẽ làm giảm oxy, khiến nồng độ carbon dioxide, huyết áp và nhịp tim tăng lên, dẫn đến tình trạng viêm trong não và kích hoạt những hormone gây căng thẳng. Tất cả những điều này làm tăng huyết áp, có thể dẫn đến đột quỵ.

Hoạt động cung cấp máu không hiệu quả làm chết tế bào thần kinh hoặc suy giảm chất trắng - mô hình thành các kết nối giữa các tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh. Cuối cùng dẫn đến suy giảm nhận thức.

Tiến sĩ Diego Carvalho, nhà thần kinh học tại Mayo Clinic ở Rochester, cho biết một người trưởng thành cứ giảm 10% thời gian giấc ngủ sâu thì sẽ có sự gia tăng cường độ chất trắng trong não tương tự như tác động của việc già đi 2-3 tuổi.

Cường độ chất trắng cao hơn có thể làm chậm khả năng xử lý thông tin, chú ý và ghi nhớ của não. Mức độ chất trắng thấp hơn cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và cáu kỉnh. Những thay đổi như vậy trong chất trắng có liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm nhận thức cũng như bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng nghiên cứu này chỉ đưa ra được nguyên nhân, chứ không thể đưa ra giải pháp điều trị nào cho những thay đổi như vậy trong não.

Ngủ sâu, mau khỏi bệnh

Trong giai đoạn đầu tiên và thứ hai của giấc ngủ, cơ thể bắt đầu giảm nhịp điệu hoạt động để bước vào giai đoạn thứ 3 - một giấc ngủ sâu hoặc sóng chậm. Giai đoạn thứ 3 và thứ 4, cơ thể đang tự phục hồi theo đúng nghĩa đen ở cấp độ tế bào.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu, có tác dụng chữa bệnh tốt nhất, giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, vì mỗi chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút nên hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 8 giờ tương đối không bị gián đoạn để đạt được giấc ngủ sâu.

Tuy nhiên, những người bị ngưng thở khi ngủ có thể có hàng chục lần thức giấc nhỏ trong đêm khi họ ngáy, khịt mũi hoặc thở hổn hển. Sự gián đoạn liên tục khiến họ khó ngủ đủ sâu và chuyển sang giai đoạn cuối, được gọi là chuyển động mắt nhanh hoặc giấc ngủ REM, nơi những giấc mơ xảy ra.

Cập nhật: 16/05/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video