Nhiệt bị giữ lại dưới lòng đất đang đe dọa các tòa nhà

Tàu điện ngầm và các tòa nhà tỏa nhiệt trực tiếp xuống lòng đất có thể làm biến dạng mặt đất và khiến cơ sở hạ tầng của các thành phố bị nứt.

"Mặt đất biến dạng rồi!"

Trong chuyến đi gần đây đến thành phố Chicago, ông Alessandro Rotta Loria, tại Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ, đã kiểm tra những cảm biến mà nhóm nghiên cứu của ông đã lắp khắp thành phố để theo dõi nhiệt độ dưới lòng đất.

Hơn 100 cảm biến đã được đặt trong các gara đỗ xe, phòng nồi hơi ở tầng hầm và các đường hầm tàu điện ngầm quanh trung tâm thành phố Chicago.


Phòng thí nghiệm phân tích dữ liệu nhiệt mà các cảm biến thu thập được trên bản đồ dự báo của Chicago - (Ảnh: NBC NEWS).

Theo nghiên cứu của ông Alessandro Rotta Loria, nhiệt độ không khí trong các công trình dưới lòng đất do con người tạo ra có thể cao hơn tới 25⁰C so với nhiệt độ mặt đất. Đó là một mối đe dọa không chỉ đối với sức khỏe con người, mà còn tới cả các cơ sở hạ tầng quan trọng.

“Đã có một lượng nhiệt đáng kể dưới chân chúng tôi. Và sức nóng này đã khiến mặt đất biến dạng rồi", ông Rotta Loria nói khi kiểm tra một trong những cảm biến của nhóm nghiên cứu tại trạm Millenium ở quận Loop, Chicago.

Nhiều thành phố lớn có thể "chìm"

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, trình bày chi tiết về việc nhiệt bị giữ dưới bề mặt gây ra hiện tượng gọi là “biến đổi khí hậu dưới lòng đất” và có thể khiến các thành phố lớn bao gồm Chicago, New York và London “chìm”.

Sự thay đổi khí hậu dưới lòng đất này khác với sự thay đổi khí hậu trong khí quyển vốn xuất phát từ khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Tàu điện ngầm và các tòa nhà tỏa nhiệt trực tiếp vào các lớp đất đá dưới mặt đất. Khi nhiệt lan rộng, mặt đất cũng biến dạng, có thể khiến cấu trúc và cơ sở hạ tầng của thành phố bị nứt.

Trong khi các nhà nghiên cứu lo lắng về khả năng các thành phố bị chìm do tải trọng xây dựng lớn, sức nóng lan truyền như thế này có thể gây ra sự dịch chuyển tương tự.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg nói rằng khả năng phục hồi dưới lòng đất là một phần trong trọng tâm của chính quyền nhằm giải quyết một khía cạnh khác của khí hậu.

“Chúng tôi đang hợp tác với các bang về vấn đề này. Bởi vì có thể cần phải thay đổi thứ gì đó từ loại xi măng, thép hoặc nhựa đường đang sử dụng đến việc nghiên cứu sự thoát nhiệt cho các công trình ngầm. Đó là một kế hoạch cần thời gian và cần triển khai sâu rộng", ông Buttigieg nói với Đài NBC News trong một cuộc phỏng vấn.

Cập nhật: 29/09/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video