Những "chuyện bé xé ra to" khi sống trong vũ trụ

Sống trôi nổi ở độ cao 420 km so với bề mặt Trái Đất là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Tuy nhiên, đây là môi trường nhiều khó khăn các phi hành gia phải thích nghi, kể cả từ những sinh hoạt thông thường nhất.

>> Cùng phi hành gia lơ lửng trên vũ trụ

Khó khăn của các phi hành gia khi sống trên vũ trụ

Năm 2011, phi hành Ron Garan từng sống 6 tháng trên ISS. Sau khi trở về, Garan một cuốn sách kể lại cuộc sống trong khoảng thời gian này và những trải nghiệm đã thay đổi cách nhìn của ông về cuộc đời.


Phi hành gia ngủ trên ISS. (Ảnh: NASA)

Không trọng lực

Ở độ cao 60 m trên không trung, NASA xây dựng một cấu trúc kết nối với tàu con thoi đưa phi hành gia lên ISS. Phía trên cánh cửa là một tấm biển với dòng chữ: "Buồng tắm cuối cùng trên Trái Đất". Đi qua cánh cửa này, Garan chính thức bước vào một cuộc sống mới.

Những giờ đầu tiên trong không gian, Garan cảm thấy buồn nôn. Các phi hành gia đều được huấn luyện làm quen với môi trường không trọng lực, nhưng thời gian huấn luyện chỉ vài giờ là điều hoàn toàn khác với việc sống trong nó 24 giờ mỗi ngày.

Garan mô tả, những phút đầu tiên khi trải nghiệm cảm giác không trọng lực khá dễ chịu, nhưng phi hành gia sẽ nhanh chóng buồn nôn. Cơ thể của ông dường như đang nói rằng: "Môi trường không trọng lực sẽ không kéo dài như vậy đâu. Có gì đó không đúng ở đây rồi".

Hết ngày đầu tiên trên ISS, cơ thể Garan bắt đầu cân bằng trở lại và mất dần cơn buồn nôn.

Giấc ngủ

Trên ISS, phi hành gia không thể đặt đầu xuống và điều đó khiến họ rất khó ngủ. Đêm đầu tiên ở trạm vũ trụ, Garan cùng các đồng nghiệp tự buộc mình lên sàn nhà, bức tường hay mặt sàn kèm theo túi ngủ. Họ không thể đặt đầu lên gối, vì những chiếc gối cũng sẽ trôi nổi trong khoang.

Phải mất vài tuần Garan mới thích nghi được với tư thế ngủ kỳ lạ. Phi hành gia Chris Hadfield, người Canada, từng chia sẻ những khó khăn khi đi ngủ trong môi trường sống khác Trái Đất. Trên ISS, chu kỳ của ngày và đêm khác nhau. Trạm vũ trụ quay quay quỹ đạo Trái Đất 90 phút một lần, do đó cứ 45 phút, phi hành gia sẽ nhìn thấy bình minh hoặc hoàng hôn.

Thời gian

Trong không gian, phi hành gia không theo dõi các ngày trong tuần mà thay vào đó là ngày bay (FD). Ngày đầu tiên Garan đặt chân lên ISS được gọi là FD1, ngày sau đó được gọi là FD2.


Các nhà du hành vũ trụ trên ISS. (Ảnh: spacefellowship.com)

Hai nhà du hành của Mỹ Barry Wilmore và Terry Virts cho biết họ đếm ngược và chào đón năm mới 16 lần, bởi trạm vũ trụ di chuyển qua một khu vực của Trái Đất 16 lần vào đêm hôm đó.

Chất lỏng cơ thể

Trong không gian, bạn cũng không thể khóc. Nước mắt vẫn sẽ hình thành, nhưng không rơi xuống mà tròn lại như những quả bóng dính.

Sử dụng phòng tắm là một thử thách khi ở trên ISS. Chất thải dạng lỏng và dạng rắn từ cơ thể người bị hút vào toilet để tránh trôi nổi trong không gian sống. Nước tiểu được xử lý thành nước uống, trong khi phân được chuyển sang một con tàu không người lái và đốt cháy khi nó quay trở về Trái Đất.

Dùng vòi tắm hoa sen sẽ làm hỏng các thiết bị trên khoang. Do đó, phi hành gia phải sử dụng bông tắm xốp để làm sạch cơ thể.

Tầm nhìn

Cupola là tên gọi một cửa sổ mái vòm trên ISS, vị trí yêu thích của nhiều nhà du hành. Từ đây, họ có thể quan sát cực quang, nhìn ngắm những luồng ánh sáng và các thành phố lấp lánh về đêm.

Garan cho rằng cuộc sống trên IS đã thay đổi hoàn toàn quan điểm, cách nhìn của ông về cuộc sống. Từ khoảng cách rất xa và nhìn về Trái Đất, ông nhận ra rằng không có điều gì là không thể.\

Theo Báo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video