Những thí nghiệm biến đổi gene điên rồ nhất trong lịch sử

Tạo ra những con mèo, cá phát sáng, chuối Vaccine, người lai bò... là một trong nhiều thí nghiệm biến đổi gene điên rồ con người từng thực hiện trong thời gian gần đây.

>>> Kết thúc thí nghiệm vô nghĩa kéo dài 84 năm

10. Bắp cải - Bọ cạp

Bắp cải là loại rau xanh không thể thiếu đối với người Đông Âu nên không lạ khi nó trở thành đối tượng cho các nhà nghiên cứu sinh học.

Viện virus học Oxford, Anh đã phát kiến ra ý tưởng tạo ra những cây bắp cải có chứa chất độc của loài bọ cạp giống như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Qua đó, người nông dân có thể hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu mà không phải lo lắng việc phòng chống các chủng sâu bọ phá hoại mùa màng nữa.

Năm 1994, lần đầu tiên các nhà khoa học thử phun nọc độc bọ cạp trên các đồng ruộng bắp cải. Đến nay họ đã có những bước tiến xa hơn trong việc tạo ra giống bắp cải có khả năng đầu độc côn trùng mà không gây hại gì cho con người bằng cách tiêm độc tố bọ cạp vào dòng bắp cải giống.

9. Cá phát sáng

Glofish - cá phát sáng là sản phẩm độc đáo của công nghệ di truyền. Các nhà khoa học đã cấy gen protein huỳnh quang vào trong giống cá ngựa vằn để tạo ra những con cá có màu sắc sặc sỡ.

Mục đích của công trình này hướng tới giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Bất cứ khi nào tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm các chất huỳnh quang trong cơ thể cá sẽ phát sáng báo hiệu cho chuyên gia tới xử lý kịp thời.

Trong thời gian tới, chim hoàng yến sẽ được đưa lên 'bàn phẫu thuật' để trở thành những sinh vật phát sáng tiếp theo.

8. Grapple - Táo hương vị nho

Loại trái cây quen thuộc vẫn là những quả táo thông thường nhưng lại có mùi vị của quả nho. Các nhà khoa học đã đem những quả táo Fuji hoặc táo Washington Extra Fancy Gala ngâm trong chất methyl anthranilate (chất được sử dụng để tạo hương vị trong nước ép nho và kẹo) để tạo thành hương vị như nho ở vùng Concord.

7. Cà chua Flavr Savr

Cà chua flavr Savr là loại thực phẩm công nghệ di truyền đầu tiên được chấp thuận của FDA (Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ), có hương vị tốt hơn nhiều so với một cà chua thông thường.

Loại cà chua này đã được đưa vào bán trong năm 1994 nhưng vì gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển nên chúng đã bị loại bỏ khỏi thị trường vào năm 1997. Mặc dù Savr flavr có giữ được hương vị màu sắc lâu dài hơn, nhưng lại không thể trở thành một giống mới cho nông dân vì nó rất nhạt nhẽo. Nhưng đó cũng là một bước đột phá thú vị.

6. Chuột siêu nhanh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne đã tạo ra loài siêu chuột được chứng minh là nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Chúng có thể chạy xa gấp đôi so với những con chuột bình thường và có khả năng kháng lạnh cực tốt.

Đây chỉ là những bước thử nghiệm ban dầu để tạo ra những đội quân tinh nhuệ có sức mạnh vô địch trong tương lai của chính phủ.

5. Trứng gà chống ung thư

Năm 2007, các nhà khoa học thuộc Viện Roslin sản xuất thành công một giống gà đẻ trứng có khả năng chống lại căn bệnh ung thư.

Những con gà có gen của con người trong DNA của chúng và kết quả là lòng trắng trứng chứa các protein dược liệu, có thể được tách ra và thanh lọc thành thuốc chữa bệnh.

Ý tưởng được các tổ chức chống ung thư ủng hộ nhiệt tình, nhưng 7 năm trôi qua, có vẻ như dự án không có thêm động tĩnh nào. Tuy nhiên, sáng kiến về những loại thuốc chế biến từ động vật có thể sẽ tối ưu trong tương lai.

4. Vaccine chuối

Các nhà khoa học tiêm một loại virus vào cây chuối non, gen di truyền của virus sẽ nhanh chóng trở thành phần vĩnh viễn của tế bào thực vật.

Khi cây chuối phát triển, tế bào sản xuất các protein của virus - nhưng không phải là phần truyền nhiễm của virus. Khi mọi người ăn chuối biến đổi gen, loại chuối có đầy đủ các protein của virus, hệ thống miễn dịch của chúng ta tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật giống như một loại vắc-xin truyền thống.

3. Mèo phát sáng

Năm 2007, các nhà khoa học phía Nam Hàn Quốc đã thay đổi ADN của một con mèo để làm cho nó phát sáng trong bóng tối, tạo ra giống mèo lông phát sáng. Sau đó, họ mang ADN này đi nhân bản để tạo ra một tập hợp các giống mèo lông phát sáng.

Các nhà nghiên cứu lấy tế bào virus để tạo ra protein huỳnh quang màu đỏ. Sau đó, họ đặt hạt nhân biến đổi gen vào trứng để nhân bản, các phôi nhân bản vô tính đã được cấy ghép trở lại vào những con mèo thí nghiệm trở thành mẹ của đàn con phát sáng sau đó.

Thí nghiệm này thành công sẽ mở ra công nghệ theo dõi sự phát triển của các bệnh nguyên nhân do virus. Khi virus phát triển tở bộ phận nào, vùng đó sẽ phát quang để bác sĩ kịp thời can thiệp.

2. Bò mang gene người

Những nhà khoa học Trung Quốc được cho rằng đã nỗ lực cấy ghép gen người vào đàn bò để tạo thành những sinh vật dị dạng lai tạp với mục đích bò mẹ sẽ cho sữa ngon như sữa người. Điều đó vi phạm đạo đức con người vì khi chúng ta giết những con bò ấy không khác gì đã sát hại và ăn thịt đồng loại.

1. Dê tạo ra tơ nhện

Tơ nhện là một trong những vật liệu có giá trị nhất trong tự nhiên và nó có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm dây chằng, dây dù… Năm 2000, trường Công nghệ Sinh học Nexia đã công bố một phát minh: dê có thể sản xuất protein tơ nhện trong sữa của nó.

Các nhà nghiên cứu đưa một loại gen quy định sự tạo tơ nhện vào ADN của dê thí nghiệm. Theo cách đó, họ sẽ thu được protein tơ nhện trong sữa của chúng. Loại sữa này được sử dụng để sản xuất một loại sợi có độ bền cao tên là Biosteel.

Cập nhật: 18/12/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video