Người ta đã đào được hoá thạch của một chú cá mập mà trong bụng nó còn nguyên cả một con bò sát. Nhưng té ra, trong bụng con bò sát này lại còn nguyên một con cá. Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng trực tiếp về một chuỗi thức ăn phức tạp của những động vật đã tuyệt chủng.
Trước kia, giới nghiên cứu có được bằng chứng về thức ăn của các sinh vật cổ dựa trên thành phần trong ruột hoặc phân của chúng. Chhẳng hạn, phân hoá thạch cho thấy một số loài khủng long ăn cỏ. "Những con mồi, đặc biệt là trong ruột hoặc dạ dày của các sinh vật hoá thạch khác, rất hiếm khi được bảo tồn", nhà cổ sinh vật học Jurgen Kriwet tại Đại học Humboldt ở Berlin, Đức, cho biết.
Một cách tình cờ, Kriwet và cộng sự đã khám phá ra mẫu hoá thạch cá mập mới trong một bộ sưu tập bảo tàng. Mẫu vật còn khá nguyên vẹn và có tuổi khoảng 290 triệu năm, trước khi các loài khủng long ra đời.
Con cá mập nước ngọt, dài khoảng 50cm. Trong dạ dày của nó có hai con bò sát còn nhỏ thuộc giống temnospondyls, mỗi con dài từ 20 đến 25cm.
"Temnospondyl là một sinh vật giống như cá sấu, với chiều dài khi trưởng thành có thể lên tới 1 mét hoặc hơn. Tuy nhiên, con vật trong bụng con cá mập chỉ là temnospondyl nhỏ", Kriwet nói. Nhưng chưa dừng lại ở đó, một trong những con bò sát này lại chứa một con cá xương đã bị tiêu hoá, mà khi sống dài khoảng 10 cm.
Phát hiện hiếm có này đã mở ra ánh sáng về thế giới cổ đại. Chẳng hạn, "không có con cá mập nào, dù đã tuyệt chủng hay còn sống từng được biết đến là ăn bò sát", Kriwet nói. Các nghiên cứu xa hơn có thể giúp tái tạo lại chuỗi thức ăn cổ đại, và có thể làm sáng tỏ hoạt động của hệ thống chỗi thức ăn dưới nước ngày nay.
Các nhà khoa học tìm ra một con cá mập hoá thạch đã nuôt chửng một con bò sát giống cá sấu, và con bò sát này lại mang một con cá trong bụng. (Ảnh: LiveScience) |
Thuận An