Phát hiện sắc tố sinh học hơn 1,1 tỷ năm tuổi

Các nhà nghiên cứu Australia mới đây đã tìm thấy màu sinh học (biological colour) lâu đời nhất thế giới trong một nghiên cứu mà họ cho rằng giúp lý giải về bí ẩn về sự tồn tại của các dạng sự sống trên Trái Đất.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 10/7 trên Tạp chí khoa học Proceedings, một nhóm nhà khoa học Australia đã tình cờ phát hiện các sắc tố hồng trên các mẫu phân tích là những hòn đá được một công ty khai thác dầu tìm được tại lòng chảo Taoudeni, Tây Phi.


Các nhà nghiên cứu Australia mới đây đã tìm thấy màu sinh học lâu đời nhất thế giới trong một nghiên cứu. (Ảnh: AFP).

Qua quá trình phân tích, các nhà khoa học xác định sắc tố hồng được sản sinh từ các vi sinh vật đơn lẻ có tên gọi vi khuẩn lam với tuổi đời lên tới hơn 1,1 tỷ năm, tức lâu đời hơn khoảng 500 triệu năm so với các sắc tố sinh học được tìm thấy trước đây.

Những sắc tố hồng là di tích hóa thạch của chất diệp lục - một chất cho phép cây trồng và các dạng sự sống quan sát bằng kính hiển vi, chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng. Các nhà nghiên cứu khẳng định những sắc tố hồng mà họ tìm thấy có thể được nhìn thấy là màu xanh dương trong mắt người.

Theo nhà nghiên cứu Jochen Brocks thuộc Đại học Quốc gia Australia, các mẫu vật này có tuổi đời "già" gấp 15 lần so với loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này đã phần nào lý giải về bí ẩn tại sao các dạng sự sống trên Trái Đất chỉ xuất hiện cách đây 600 triệu năm, trong khi tuổi đời của Trái Đất là 4,5 tỷ năm.

Lý giải bí ẩn này, các nghiên cứu trước đây từng cho rằng lượng ôxy thấp trong không khí đã kìm hãm sự phát triển của các dạng sự sống, song việc tìm thấy vi khuẩn lam có tuổi đời 1,1 tỷ năm cho thấy sự sinh sôi của các loài vật có liên quan đến sự phong phú của các nguồn thực phẩm, như tảo.

Nhà nghiên cứu Brocks cho rằng mặc dù tảo là một dạng vi sinh vật, song có kích cỡ gấp nhiều lần so với vi khuẩn lam và là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.

Ông cho rằng các đại dương chứa vi khuẩn lam hoàn toàn biến mất cách đây 650 triệu năm, thời điểm tảo bắt đầu sinh sôi và trở thành nguồn năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của hệ sinh thái phức hợp nơi các loài động vật lớn, bao gồm cả loài người, có thể tồn tại và phát triển trên Trái Đất.

Cập nhật: 12/07/2018 Theo TTXVN/Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video