Quốc gia đầu tiên công nhận chất gây ảo giác là thuốc chữa bệnh

Úc trở thành đất nước đầu tiên công nhận các chất gây ảo giác MDMA and psilocybin sẽ được dùng để điều trị bệnh tâm thần trong một số trường hợp đặc biệt.

Cơ quan Dược phẩm Trị liệu Australia (TGA) đã phê duyệt MDMA (thuốc lắc) và psilocybin, hoạt chất gây ảo giác có trong nấm thức thần, sẽ được coi là thuốc loại 8 - có nghĩa là nó được sử dụng hạn chế, chỉ được dùng khi bác sĩ tâm thần kê đơn.


Nấm thức thần (magic mushroom) có chứa các hoạt chất gây ảo giác MDMA và psilocybin.

Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ tháng 7, sau khi TGA thừa nhận không có nhiều lựa chọn cho bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần kháng trị, Sydney Morning Herald đưa tin ngày 3/3.

Điều này cho phép sử dụng chất MDMA để điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), và psilocybin được dùng cho bệnh trầm cảm kháng trị. Các chất này vẫn bị cấm sử dụng cho mục đích khác.

TGA tuyên bố chỉ các bác sĩ tâm thần, với trình độ chuyên môn để chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, mới được kê đơn dùng những chất trên. Các bác sĩ trước đó cũng phải được TGA đánh giá và phê duyệt.

Tuy nhiên, TGA chưa phê duyệt bất kỳ sản phẩm nào có chứa MDMA hay psilocybin. Điều này có nghĩa các bác sĩ phải dùng những loại thuốc chưa được phê duyệt cho các trường hợp cụ thể theo luật pháp.

MDMA, được phát triển vào năm 1912, và dần được sử dụng trong các buổi trị liệu tại Mỹ. Nó bị cấm theo luật hình sự ở Australia vào năm 1987, theo Guardian.

Stephen Bright, giám đốc của tổ chức từ thiện Nghiên cứu Ảo giác về Khoa học và Y học, cho biết động thái này biến Australia thành quốc gia đầu tiên công nhận ảo giác là một loại thuốc chữa bệnh.

Song, ông cho rằng các chỉ dẫn của TGA vẫn còn sơ sài. “Không có sản phẩm có sẵn, và ngoài tôi cùng một số đồng nghiệp, không nhiều người được đào tạo cho việc này”.

Trong khi đó, giáo sư Susan Rossell, nhà thần kinh học nhận thức, tỏ ra thận trọng với quyết định này.

"Những liệu pháp điều trị này chưa được đánh giá đủ tốt để triển khai trên diện rộng. Chúng ta không có dữ liệu về kết quả lâu dài, do đó nó làm tôi lo lắng", bà nói.

Cập nhật: 06/02/2023 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video