Tại sao nhiều người "nghiện" bẻ ngón tay?

Hẳn bạn đã có lần thấy người khác, hoặc chính bạn, bẻ ngón tay kêu răng rắc như một thói quen, và khi bẻ xong thì cảm thấy thoải mái dễ chịu. Người đó đã "nghiện" bẻ ngón tay rồi, nhưng tại sao bẻ ngón tay lại gây nghiện?

Hầu hết những người nghiện bẻ ngón tay đều không nhớ đã bắt đầu thích bẻ ngón tay từ khi nào, và nhiều khi họ bẻ ngón tay một cách vô thức và dường như không thể ngăn mình thực hiện thói quen đó. "Không có nghiên cứu khoa học nào giải thích rõ lý do hành động này gây nghiện, nhưng có nhiều suy đoán đó là một hành động giúp giải phóng năng lượng thần kinh", theo tiến sĩ Rachel Vreeman, Phó giáo sư Nhi khoa tại Indiana University School of Medicine.

Theo Tiến sĩ Rachel Vreeman, bẻ ngón tay là một thói quen khó bỏ của nhiều người, nó cũng tương tự như việc một số người thích dùng tay xoắn tóc của họ, một số người thích rung đùi... Những thói quen này khiến họ cảm thấy dễ chịu, giải phóng cơ thể, thư giãn, giảm căng thẳng.


Âm thanh khi bẻ ngón tay khiến bạn cảm thấy "khoái".

Khi bạn "bẻ" ngón tay của bạn, thực sự bạn không hề bẻ gãy ngón tay mà chỉ là một tác động vào khớp ngón tay và tạo ra tiếng "rắc" nhỏ. Người nào càng nghiện bẻ ngón tay thì tiếng kêu của khớp ngón tay khi bị bẻ cũng nghe giòn và to hơn. Âm thanh đó được tạo ra do những chất nhầy bao quanh khớp ngón tay của bạn hình thành những bọt khí (gas bubble) và khi bạn bẻ ngón tay thì những bọt khí này bị vỡ và tạo ra tiếng kêu. Bên cạnh cảm giác được giải phóng cơ khớp ngón tay rất dễ chịu thì những âm thanh khi bẻ ngón tay cũng khiến bạn cảm thấy "khoái".

Nhiều người cho rằng thói quen bẻ ngón tay sẽ dẫn tới chứng viêm khớp, tuy nhiên Tiến sĩ Rachel Vreeman nói rằng, trong các nghiên cứu về chức năng tay ở người bị và không bị viêm khớp thì không phải người bị viêm khớp nào cũng thích bẻ ngón tay. Nói cách khác, việc bẻ ngón tay không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp.

Tuy nhiên, thói quen bẻ ngón tay có thể dẫn đến một số khó chịu ở tay, bao gồm sưng, giảm sức mạnh bàn tay và một số ngón tay hoặc thậm chí bị chấn thương khớp. Ngoài ra, người hay bẻ ngón tay thường có bàn tay khá xấu, vì các đốt ngón tay bị nổi rõ, gồ lên, bàn tay trông "xương xẩu" kém thẩm mĩ. Vì vậy, nếu trót có thói quen này, bạn nên sửa để bỏ nó.

Có một cách khá hữu hiệu để bỏ các thói quen xấu, đó là bạn hãy thực hiện việc giảm dần thói quen đó bằng một kế hoạch rõ ràng. Theo các nghiên cứu khoa học, để hình thành một thói quen thì cần khoảng 28 ngày, vậy thì để loại bỏ một thói quen bạn cũng sẽ cần ít nhất ngần ấy ngày. Hãy lập một lộ trình cho việc giảm dần thói quen bẻ ngón tay cho đến khi bạn không còn "khoái" bẻ ngón tay nữa.

Cập nhật: 18/01/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video