Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Một số loài chim có tập tính xây tổ theo hình mái vòm cầu kỳ, mặc dù nhiều nhà sinh thái học từ lâu cho rằng những chiếc tổ có mái vòm bảo vệ chim tốt hơn trước mối hiểm họa như kẻ săn mồi hoặc thời tiết, một nghiên cứu mới đây chứng minh điều ngược lại. Những chiếc tổ được thiết kế đơn giản có ích hơn về lâu dài.

Hầu hết các loài chim biết hót đều có nguồn gốc từ Australasia khoảng 45 triệu năm trước. Khi đó Australia còn gắn liền với Nam Cực và được bao phủ bởi những khu rừng tươi tốt thay vì sa mạc khô cằn. Các phân tích thống kê về đặc điểm và sự tiến hóa của chim biết hót cho thấy những chiếc tổ có mái vòm là kiểu kiến trúc từ thời tổ tiên của chúng. Tuy nhiêu, kiểu thiết kế này nhanh chóng bị thay thế bằng thiết kế hình cốc đơn giản khi các loài chim biết hót bắt đầu lan rộng khắp thế giới khoảng 40 triệu năm trước.


Một con chim hút mật họng tím bên trong chiếc tổ mái vòm của mình.

Một số nhà sinh vật học tiến hóa, như Iliana Medina của Đại học Melbourne, thắc mắc tại sao thiết kế tổ mái vòm bị đa số loài chim hiện đại bỏ rơi, và tại sao chỉ có ⅓ loài chim vẫn giữ kiểu tổ này? Để trả lời, nhóm nghiên cứu của cô đã kiểm tra điểm thành công về mặt sinh thái của những loài chim chọn xây theo kiểu tổ tiên so với kiểu cốc hiện đại, sau đó gắn những dữ liệu tìm được với lịch sử tiến hóa của chúng.

Đối với hơn 3.100 loài chim biết hót, Tiến sĩ Medina và các đồng nghiệp đã thu thập nhiều dữ liệu nhất có thể: cơ thể và phạm vi của loài chim, vĩ độ và độ cao của chúng, quan trọng nhất vẫn là kiểu tổ chúng xây.

Các phân tích của cô, được công bố vào tháng trước trên tạp chí Ecology Letters, đã tiết lộ thông tin đáng ngạc nhiên. Những loài chim chọn kiểu tổ mái vòm thường có phạm vi dân số nhỏ, nhu cầu khí hậu khắt khe hơn.

Kết quả của tiến sĩ Medina đi ngược lại với một số giả thuyết trước đây rằng nếu xây tổ mái vòm, phạm vi loài sẽ mở rộng nhanh hơn đồng thời chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn. Từ đó, cô kết luận những loài xây tổ mái vòm có khả năng thích nghi kém hơn loài xây tổ hình cốc. Mặc dù tổ có mái vòm giúp bảo vệ chim tốt hơn khỏi kẻ thù và thời tiết, nhưng chúng cũng có xu hướng lớn hơn - dễ bị kẻ thù phát hiện hơn. Tổ lớn cũng đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên liệu hơn, giới hạn thời điểm và vị trí chúng có thể xây, khiến chúng khó dời bỏ những ngôi nhà kiên cố này.

Jordan Price, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học St. Mary’s College of Maryland, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Để sống trong tự nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có một cái tổ rẻ tiền, loại mà bạn có thể xây nhiều lần trong một mùa. Bạn có nhiều bất tiện nhưng bù lại cơ hội sống sẽ tăng lên nếu đối mặt với kẻ thù”.


Một chiếc tổ cốc phổ biến.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loài xây tổ mái vòm ít có xu hướng sống ở thành phố, có lẽ vì thiếu địa điểm thích hợp để xây tổ, thiếu nguyên vật liệu và do thời tiết thành phố ấm hơn.

Tiến sĩ Medina sau đó đã xem lại thời gian, mô hình hóa lịch sử tự nhiên của nhiều loài chim biết hót cổ xưa cũng như loài mới trong suốt 45 triệu năm. Cô phát hiện ra rằng những loài xây dựng tổ mái vòm có tỷ lệ tuyệt chủng cao hơn không nhiều so với loài xây tổ cốc, kết quả trái ngược với giả thuyết cho rằng làm tổ có mái vòm là an toàn nhất.

Ngày nay, loài chim xây dựng tổ mái vòm còn phải đối mặt với những thách thức mới do con người đặt ra, bao gồm khí hậu thay đổi, mất môi trường sống và dự án xây dựng. Các loài chim, giống như nhiều loài động vật khác, đang có tốc độ tuyệt chủng ngày càng nhanh.

James Mouton, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Chim Di trú Smithsonian, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi không thể huấn luyện chúng bỏ kiểu xây tổ truyền thống nhưng chúng tôi có thể giúp khôi phục và bảo vệ môi trường sống của động vật xây tổ mái vòm, bên cạnh việc củng cố các quần thể có khả năng bị tổn thương”.

Cập nhật: 05/05/2022 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video