Tại sao việc trả đũa luôn làm con người ta cảm thấy sung sướng?

Phàm là người, ai chẳng có lúc nảy sinh mong muốn trả thù đúng không? Nhưng tại sao sự trả thù luôn đem lại cảm giác ngọt ngào?

Đôi lúc trong cuộc sống, bạn nảy sinh ý định trả đũa lại một ai đó. Không phải vì bạn ghét họ, mà do bạn thấy không... cam lòng khi bị người đó "chơi xỏ". Và tất nhiên, trả được thù, ai cũng thấy sướng cả.

Nhưng tại sao chúng ta lại ham muốn trả thù đến vậy? Trên thực tế, việc con người luôn có thôi thúc phải "ăn miếng trả miếng" được chấp nhận như một sự thật tất yếu, còn căn nguyên thì chưa ai hiểu được cả. Nhưng rồi, các chuyên gia đã giải đáp được câu hỏi này.


Trả được thù, ai cũng thấy sướng cả.

Cụ thể, những nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kentucky (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm trên 156 ứng viên, chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được yêu cầu viết về chủ đề bất kỳ ra giấy, sau đó đưa cho người khác để nhận lại phản hồi. Nhóm còn lại cũng vậy, nhưng các nhà khoa học đã trà trộn vào để đảm bảo các ứng viên sẽ nhận được những lời nhận xét kinh khủng nhất trong cuộc đời của họ.

Hầu hết người tham gia đều cảm thấy tức giận cực độ. Tiếp theo, họ được phát cho một con búp bê Voodo (một dạng "hình nhân thế mạng" trong văn hóa phương Tây), và có thể làm bất kỳ điều gì với nó.


Búp bê Voodo - mặt hàng ưa thích của các thanh niên thích trả thù sau lưng.

Kết quả, những người tham gia dùng mọi phương tiện tra tấn kinh khủng nhất có thể, và họ cảm thấy sự bực tức trước đó đã mất đi. Tuy nhiên, có một điều lạ là thay vì cố gắng "hạ hỏa", họ có xu hướng tìm mọi cách để trả thù chủ nhân của những lời nhận xét cay độc trên.

Để xác minh kết quả thí nghiệm, thì các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm thứ 2. 54 người tình nguyện mới sẽ được yêu cầu tham gia một trò chơi trên máy tính. Trò này khá đơn giản, chỉ yêu cầu người chơi chuyền bóng qua lại với 2 người đồng đội khác. Tuy nhiên, nó đã được cài cắm sao cho có những người được chơi nhiều hơn, khiến cho người còn lại có cảm xúc... cay cú.

Cuối cùng, sau kết thúc trò chơi, ban tổ chức sẽ đưa ra cho họ câu hỏi: "liệu bạn có muốn trả thù người đồng đội của mình sau trò chơi đó không?". Và đối với những người mong muốn, họ sẽ được chơi tiếp phần 2.


Sự trả thù có thể đem lại cảm giác "sung sướng" vì nó giúp cân bằng lại cảm xúc của chúng ta.

Với phần chơi này, mục tiêu là một chiếc còi và những người chơi phải thi đấu trực tiếp với nhau để giành được nó đầu tiên.

Người chiến thắng sẽ được dùng chiếc còi đó và thổi vào tai đối thủ của họ. Đúng theo dự kiến, những người thổi to nhất cũng chính là những người gần như đứng ngoài cuộc trong trò chơi trước.

Các chuyên gia đưa ra kết luận rằng sự trả thù có thể đem lại cảm giác "sung sướng" vì nó giúp cân bằng lại cảm xúc của chúng ta. Tuy rằng hành động ăn miếng trả miếng vốn không phải là điều gì đáng tự hào, nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó giúp chúng ta cảm thấy "cảm xúc chỉ có thể tốt hơn".

Cập nhật: 13/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video