Thu 50.000 hiện vật từ di chỉ Giồng Nổi - Bến Tre

Qua 3 lần khai quật liên tiếp di chỉ Giồng Nổi, Bến Tre (từ năm 2004-2006), các nhà khảo cổ đã thu được tổng số 50.000 hiện vật gồm gốm sứ, lò nung, bếp nung, xương người, răng người Việt cổ, xương, răng các loài động vật...

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học "Di chỉ Giồng Nổi và khảo cổ học tỉnh Bến Tre năm 2006" do Bảo tàng tỉnh Bến Tre phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức.

Rìu, hai bàn mài đá và đục (từ trái sang)
(Ảnh: TTO)

Di chỉ Giồng Nổi được khai quật thám sát lần đầu vào cuối năm 2003. Theo các nhà khảo cổ, đây vốn là một ngôi làng cổ với nhiều cư dân là người Việt cổ quần cư, toạ lạc trên một giồng cát nổi thuộc một vùng đầm lầy duyên hải rộng lớn đã có cách đây trên 2.500 năm, tức là thời kỳ văn hoá Tiền Óc Eo, thuộc hậu kỳ đồ đá đến sơ kỳ đồ sắt.

Giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Diệm, Phó Viện trưởng Viện khảo cổ học VN cho biết di chỉ Giồng Nổi-Bến Tre đã gây nên sự ngạc nhiên, thú vị, bất ngờ và hấp dẫn rất lớn đối với toàn giới nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam. Đây thực sự là một di chỉ khảo cổ học - văn hóa - có giá trị văn hóa to lớn, do nó có trữ lượng di vật quá lớn ở trong một nội hàm văn hóa đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ và có nhiều yếu tố mới, lạ, lần đầu tiên được biết đến.

 

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video