“Thủy quái” ăn thịt cá mập có thể là tổ tiên của con người

Loài thủy quái khổng lồ dài tới 7m có thể là tổ tiên loài người, theo các nhà khoa học Trung Quốc.

Một hóa thạch được phát hiện ở Ninh Hạ, Trung Quốc, đã tạo ra cuộc tranh luận trong suốt thế kỷ qua: liệu tổ tiên của con người và các loài vật bốn chân khác có phải là một loài thủy quái thời tiền sử?


Ảnh minh họa loài "thủy quái" rhizodont thời tiền sử.

Tất cả các thành viên của động vật bốn chân (tên khoa học là tetrapod), bao gồm động vật có vú, bò sát và lưỡng cư, được cho là có nguồn gốc từ lớp cá vây thùy. Lớp cá này từng chuyển từ môi trường sống dưới nước lên đất liền khoảng 360 triệu năm trước.

Tuy nhiên, loài cá cụ thể nào xứng đáng được chúng ta cảm ơn vì sự tiến hóa ngày nay vẫn là bột bí ẩn, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Trong lớp cá vây thùy, rhizodont là loài cá nước ngọt lớn nhất từng được biết đến trên hành tinh. Một số con ước tính dài đến 7 mét. Bộ hàm khỏe và răng nanh giống cá sấu của chúng được thiết kế để ăn thịt cá mập lớn.


Rhizodont có bộ hàm đặc biệt được thiết kế để ăn thịt cá mập.

Loài cá tuyệt chủng này từng được nhận định có thể là tổ tiên của con người.

Trong thế kỷ 19, các nhà cổ sinh vật học nổi tiếng như Richard Owen, Thomas Huxley và Louis Agassiz tranh luận sôi nổi về việc liệu rhizodont đã trèo lên bờ để vào đất liền hay không. Cách bố trí xương của sinh vật này tương tự động vật bốn 4 sống ở đất liền.

Ngoài rhizodont, trong lớp cá vây thùy còn có một loài cá khác được liệt vào danh sách “tình nghi”. Đó chính là osteolepidida - sinh vật cũng phát triển nhiều đặc điểm giống động vật 4 chân.

Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học nghiêng về osteolepidida nhiều hơn vì nhiều hóa thạch của chúng dường như có liên quan với động vật bốn chân nguyên thủy.

Tuy nhiên, một xét nghiệm mới ở Trung Quốc đang đưa “thủy quái” rhizodont trở lại vào danh sách. Xét nghiệm được thực hiện trên hóa thạch của sinh vật được tìm thấy tại thung lũng Qingtong ở Ninh Hạ năm 2002.


Lớp cá vây thùy từng chuyển từ môi trường sống dưới nước lên đất liền khoảng 360 triệu năm trước.

Zhao Wenjin, tác giả của bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, cho biết: "Những gì chúng tôi tìm thấy là con rhizodont với những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với động vật 4 chân.

"Rhizodont có thể đóng một vai trò trung tâm trong sự tiến hóa từ môi trường sống dưới nước lên mặt đất. Nó có thể là tổ tiên của chúng ta", Zhao, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, tuyên bố.

Nhưng có một vấn đề.


Hóa thạch của rhizodont được tìm thấy ở Ninh Hạ, Trung Quốc.

Theo Zhao, hóa thạch được phát hiện ở Ninh Hạ đã bị mất hầu hết phần đầu. Điều này xảy ra do hai khả năng.

Một là rhizodont đánh bại nhiều loài cá khác trong cuộc đua sống trên đất liền. Hai là, rhizodont đã cố gắng di chuyển lên đất liền nhưng thất bại.

Zhu Min, nhà khoa học đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết có thể chỉ có một loài cá chiến thắng vì tất cả động vật 4 chân đều có nguồn gốc từ một chi duy nhất của lớp cá vây thùy.

"Phần trăm rhizodont là tổ tiên của chúng ta dường như đang là 50-50", ông Zhu nói.

"Chúng tôi cũng đang tìm kiếm các hóa thạch mới. Chúng sẽ giúp làm sáng tỏ chương tiến hoá quan trọng mà vẫn còn nhiều bí ẩn này", ông nói.

Cập nhật: 03/10/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video