Trứng cá tầm bạch tạng: Thực phẩm đắt nhất thế giới, giá lên đến 2,2 tỷ đồng/kg

Trứng cá tầm muối vốn là mặt hàng xa xỉ trong giới ẩm thực xưa nay. Thế nhưng liệu bạn đã biết trứng cá muối có rất nhiều màu sắc từ cam, đỏ, nâu, đen và thậm chí là xanh lam. Trong đó, trứng cá tầm muối Beluga đen được coi là loại phổ biến nhất, còn được ví như là vàng đen của giới ẩm thực.

Tuy nhiên, để có được trải nghiệm trứng cá muối độc đáo, giới giàu có sành ăn sẽ tìm đến trứng cá muối trắng - trứng cá tầm bạch tạng “White Caviar”. Với giá cả đắt đỏ lên đến hàng chục nghìn USD/kg, thậm chí có loại còn đến hơn 100,000 USD/kg, do đó không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Cái giá của nó gần gấp 3 lần so với trứng cá tầm Beluga đen.


Trứng cá tầm bạch tạng.

Trứng cá tầm muối là loại trứng chưa thụ tinh, thường được thu hoạch vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Trứng cá tầm bạch tạng cũng có nhiều loại, tuỳ vào màu sắc, chất lượng và cả độ hiếm mà giá cả có sự chênh lệch rất khác nhau. Trứng cá có thể ở dạng tươi hoặc đã thanh trùng, việc thanh trùng sẽ làm giảm giá trị kinh tế cũng như mùi vị của nó.

Thực phẩm đắt nhất thế giới

Trong đó loại quý nhất là trứng cá tầm bạch tạng Beluga Iran, thường được gọi là trứng cá muối Almas. Nguyên nhân cho sự quý hiếm này là bởi loại trứng cá muối Almas được chiết xuất từ loài cá tầm Beluga rất hiếm có chỉ được tìm thấy ở vùng biển Caspi và biển Đen. Những con cá tầm này thường từ 60-100 tuổi, vì tuổi tác cũng lớn nên trứng của chúng cũng thơm và mềm hơn. Xếp hạng thứ hai là trứng cá tầm bạch tạng Sterlet được đánh bắt ở Bỉ. Chúng cũng có màu trắng, bề ngoài tương tự loài kia. Nhưng vị trứng thì có xu hướng thiền về vị kem và đậm đà hơn.


Trứng cá muối bạch tạng Beluga của Iran là thực phẩm đắt nhất thế giới.

Cá tầm bạch tạng rất hiếm thấy trong tự nhiên, tỷ lệ xuất hiện này chỉ chiếm phần rất nhỏ. Nguyên nhân là do rối loạn di truyền ức chế Melanin. Sự khan hiếm nguồn cung đã khiến nó trở thành “mỹ vị” mà chỉ một số ít người mới có khả năng chi trả.

Trứng cá muối bạch tạng Beluga của Iran đã được kỷ lục Guinness thế giới công nhận là thực phẩm đắt nhất thế giới. Tuy nhiên, một cặp cha con người Áo đã khiến loại trứng cá tầm Strottarga Bianco trở nên đắt hơn bằng cách dát vàng 22 cara lên trên. Điều này đã đẩy giá món trứng cá tầm bạch tạng nước Áo lên đến 113,630 USD/kg.

Quy trình nuôi cá tầm Strottarga Bianco

Được coi là thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới, về cơ bản nhu cầu đối với trứng cá muối đã đẩy hầu hết các cá thể của loài cá tầm đến bờ vực tuyệt chủng. Do đó, các trang trại cá như của cặp cha con người Áo - Stefan Astner lại là giải pháp thay thế bền vững hơn hơn. Ông là chủ sở hữu của Walter Gruell, một trong khoảng 2,500 nhà nuôi cá tầm trên thế giới chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 415 tấn trứng cá muối hàng năm.


Cá tầm bạch tạng rất hiếm thấy trong tự nhiên.

Sự kiên nhẫn chính là yếu tố quan trọng trong công việc này. Với khoản đầu tư cao và thời gian thu lợi nhuận khá lâu, quá trình chăn nuôi đòi hỏi rất nhiều sự nhẫn nại. Việc nuôi cá chỉ bắt đầu có tiềm năng sinh lời khi cá tầm bắt đầu có trứng cá, đó là còn chưa kể đến nếu chúng bị các tên trộm đánh cắp. Chẳng hạn hồi năm 2019, 400kg cá tầm đã bị đánh cắp từ một trang trại ở Áo. Hay vào năm 2018, 400 cá thể cá tầm trị giá 50,000 Euro đã bị đánh cắp.

Được biết, phải mất từ 8-10 năm để có thể thu hoạch được cá tầm này. Những con cá càng lớn tuổi thì trứng sẽ càng ngon. Chẳng hạn một con cá 16 năm tuổi, với phần trứng nặng 600g sẽ có giá trị khoảng 9,750 USD, gấp 3 lần trứng cá muối đen. Sau khi thu hoạch, trứng cá sẽ được khử nước, trước khi được phủ thêm một lớp vàng lá ăn được lên trên. Từ 5kg trứng cá, trải qua quá trình khử nước sẽ cho ra 1kg thành phẩm.

Cá tầm tự nhiên ở biển Caspi đã bị cấm đánh bắt

Mặc dù việc chăn nuôi cá tầm ở các nước như Trung Quốc, Ý, Pháp bắt đầu như một hoạt động kinh doanh thuần tuý. Thế nhưng hiện nay chúng đã được coi là một giải pháp thay thế bền vững cho loài cá tầm hoang dã.


Những con cá càng lớn tuổi thì trứng sẽ càng ngon.

Chẳng hạn như ở Nga và Iran, thu hoạch trứng cá muối tự nhiên đã suy giảm vào những năm 1980 do lượng đánh bắt quá mức cũng như ô nhiễm nguồn nước ở biển Caspi. Hầu hết chính quyền các quốc gia dọc theo sông Danube hiện nay đều đã đưa ra các biện pháp bảo vệ cá tầm. Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Romania, sản lượng đánh bắt cá tầm Nga đã giảm mạnh từ 3,725kg vào năm 2002 xuống chỉ còn 37kg vào năm 2005, con số sụt giảm đáng báo động.

Dù đất nước đã ban hành lệnh cấm vào năm 2006, nhưng những ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá vì cuộc sống hàng ngày. Bởi giá trị của hàng chục kg trứng cá tầm có thể ngang với mức thu nhập hàng năm của họ. Ngày nay, xu hướng nuôi cá tầm càng trở nên phổ biến hơn, nhưng phương pháp lấy trứng vẫn là một vấn đề đạo đức khiến nhiều người tranh cãi.

Cập nhật: 19/11/2021 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video