Vì sao đỉnh Everest lại có sức hút với nhiều người đến vậy?

Lý giải về sức hút của đỉnh Everest

Mây dày đặc âm u tràn ngập bầu trời, những cơn gió lạnh mang theo bão tuyết với tốc độ hơn 100 dặm một giờ, nhiệt độ lạnh -30 độ F kéo theo tuyết lở đe dọa tính mạng thường xuyên xảy ra là những điều kiện điển hình trên ngọn núi cao nhất thế giới: Đỉnh Everest. Ngọn núi khổng lồ cao 8.849 mét nằm giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya, với đỉnh cao vượt qua hầu hết các đám mây trên bầu trời.

Khổ luyện để đạt ước mơ

Nỗ lực leo lên đỉnh Everest đòi hỏi nhiều tháng, đôi khi nhiều năm rèn luyện, nhưng ngay cả khi có những yếu tố này, việc đạt tới đỉnh cũng không được đảm bảo. Trên thực tế, hơn 300 người được xác định đã chết trên núi.

Tuy nhiên, ngọn núi vẫn thu hút hàng trăm nhà leo núi quyết tâm chinh phục đỉnh cao vào mỗi mùa xuân. Vậy điều gì đã thúc đẩy một số nhà leo núi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới?


Những người leo núi leo lên Bậc Hillary trong quá trình lên phía Nam để lên tới đỉnh Everest. (Nguồn: AFP.)

Tiến sĩ Jacob Weasel, một bác sĩ phẫu thuật chấn thương, đã chinh phục thành công đỉnh Everest vào tháng 5 năm ngoái sau gần một năm dưỡng sức, chia sẻ: “Tôi đã tập luyện bằng cách đeo một chiếc ba lô nặng 50 pound và leo cầu thang trong hai giờ mà không gặp vấn đề gì. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mình đang ở trong tình trạng khá tốt. Tuy nhiên trên thực tế, tôi đã phát hiện ra rằng, thể lực của mình không phù hợp với những thử thách vốn có của ngọn núi”.

“Tôi bước năm bước và phải mất 30 giây đến một phút để lấy lại nhịp thở”, Tiến sĩ Weasel nhớ lại cuộc vật lộn của mình với tình trạng thiếu oxy khi leo lên đỉnh Everest.


Hành trình lên đỉnh Everest. (Nguồn: AFP).

Những người leo núi muốn lên đỉnh thường thực hành quá trình xoay vòng thích nghi để điều chỉnh phổi của họ phù hợp với mức oxy đang giảm dần khi họ lên núi. Quá trình này bao gồm việc những người leo núi đi lên một trong bốn trại được chỉ định trên Everest và ở đó từ một đến bốn ngày trước khi quay trở lại. Thói quen này được lặp lại ít nhất hai lần để cơ thể thích nghi với lượng oxy giảm. Nó làm tăng cơ hội sống sót và lên đỉnh thành công của người leo núi.

“Nếu bạn đưa ai đó lên và thả họ ở khu cắm trại trên đỉnh Everest, thậm chí không phải khu trên cùng, họ có thể sẽ hôn mê trong vòng 10 đến 15 phút. Họ sẽ chết trong vòng một giờ sau đó vì cơ thể không được điều chỉnh với mức oxy thấp như vậy”, ông Weasel nói.

Mặc dù Tiến sĩ Weasel đã chinh phục thành công hàng chục ngọn núi, bao gồm Kilimanjaro (19.341 ft), Chimborazo (20.549 ft), Cotopaxi (19.347 ft) và gần đây nhất là Aconcagua (22.837 ft) vào tháng 1 năm nay, nhưng ông cho biết, không ngọn núi nào có thể so sánh được với độ cao của đỉnh Everest.

Ở độ cao cao nhất, Everest gần như không có khả năng duy trì sự sống của con người và hầu hết những người leo núi đều sử dụng oxy bổ sung ở độ cao trên 23.000 feet. Việc thiếu oxy gây ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với những người leo núi cố gắng lên đỉnh, với mức oxy giảm xuống dưới 40% khi họ đến “vùng chết” của Everest.


Lều của những người leo núi được dựng tại căn cứ trại Everest. (Nguồn: AFP).

Bản năng sinh tồn lớn lao

Mục tiêu đầu tiên của những người leo núi là căn cứ trại Everest ở độ cao khoảng 5.182 mét, khiến những người leo núi phải mất khoảng hai tuần để tới đó. Sau đó, họ tiếp tục đi đến ba trại còn lại được bố trí dọc theo ngọn núi.

Trại bốn trại cuối cùng trước khi lên đỉnh, nằm dọc theo rìa của vùng chết ở độ cao 7.925 mét, khiến những người leo núi tiếp xúc với một lớp không khí cực mỏng, nhiệt độ dưới 0 và gió lớn đủ mạnh để thổi bay một người khỏi núi.

“Thật khó để sống sót ở đó”, Tiến sĩ Weasel nói với CNN. Phù não do độ cao (HACE) là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà những người leo núi gặp phải khi cố gắng leo lên đỉnh. HACE khiến não bị sưng tấy trong quá trình cố gắng lấy lại lượng oxy ổn định, gây buồn ngủ, khó phát âm và suy nghĩ. Triệu chứng này thường đi kèm với mờ mắt và các giai đoạn ảo tưởng lẻ tẻ.

“Tôi bị ảo giác khi nghe thấy giọng nói mà tôi nghĩ là đến từ phía sau mình. Thậm chí, tôi đã nhìn thấy khuôn mặt của các con tôi và vợ tôi bước ra từ những tảng đá”, Tiến sĩ Weasel chia sẻ.


Leo lên đỉnh Everest. (Nguồn: AFP).

Theo anh Alan Arnette, huấn luyện viên leo núi từng chinh phục Everest năm 2014, khi một người bạn cùng leo núi bị thương nặng hoặc chết trên núi, bạn sẽ phải để họ lại nếu không thể cứu được. “Điều mà hầu hết các đội leo núi làm với sự tôn trọng người leo núi đó là họ sẽ di chuyển thi thể ra khỏi tầm mắt (nếu có thể)”, anh Arnette nói.

Theo huấn luyện viên leo núi, việc nhìn thấy người chết trên Everest có thể so sánh với việc nhìn thấy một vụ tai nạn ô tô kinh hoàng. Đã 10 năm kể từ vụ tai nạn nguy hiểm nhất trên ngọn núi cao nhất thế giới, sau khi một trận tuyết lở giết chết 12 hướng dẫn viên người Sherpa. Và năm 2023 được ghi nhận là năm có nhiều người chết nhất trên Everest, với 18 người thiệt mạng trên núi – trong đó có 5 người vẫn chưa được xác định danh tính.

Các nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu bằng trực thăng gặp nhiều thách thức do độ cao và điều kiện thường xuyên nguy hiểm, dẫn đến một số nhân viên cứu hộ thiệt mạng khi cố gắng cứu những người khác.

Dù nguy hiểm nhưng những nhà leo núi vẫn luôn khát khao chinh phục đỉnh Everest bởi họ sẽ được ngắm mặt trời mọc từ độ cao gần 8.849 mét và bóng của núi Everest chiếu xuống thung lũng bên dưới. “Đây có lẽ là một trong những điều đẹp nhất tôi từng thấy trong đời. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình nhỏ bé đến thế”, Tiến sĩ Weasel chia sẻ.

Cập nhật: 03/05/2024 Đại Đoàn kết
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video