Với thước đo này, "nóc nhà thế giới" không còn cao như bạn tưởng nữa.
Năm 1953, Ngài Edmund Hillary đã đặt chân lên đỉnh Everest. Được truyền cảm hứng từ kỳ công này, hàng ngàn nhà thám hiểm ở mọi độ tuổi đã cố gắng chinh phục đỉnh núi chết chóc này. Thực tế mà nói, nhiều người leo Himalaya đến mức cảnh đẹp nơi đây đang biến thành... một đống phân khổng lồ. Nhưng ta không ở đây để chỉ trích điều đó.
Ta ở đây để đưa ra kết luận rằng Everest, theo một định nghĩa khác, không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới. Đây không phải là kết luận vô căn cứ, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra điều đó.
Đỉnh Everest.
Ngọn núi cao nhất thế giới phải là núi Chimborazo tại Ecuador, thuộc một phần dãi Andes. Bởi lẽ khoảng cách từ đỉnh núi này tới tâm Trái đất là xa nhất, nên Chimborazo mới là đỉnh núi cao nhất nếu tính theo khoảng cách.
Theo tờ New York Times, đỉnh Chimborazo cao hơn mực nước biển 6.268 mét, vậy là thấp hơn đỉnh Everest (8.848 mét) khoảng 2580 mét. Nhưng nếu đo từ tâm Trái đất trở đi, ta lại có một nhà vô địch chiều cao khác.
Trái đất ta không phẳng như nhiều người khẳng định, nhưng cũng không phải là một khối cầu hoàn hảo: Trái đất hơi phình ra ở xích đạo và xẹp hơn chút ở hai cực. Điều đó đồng nghĩa với việc những đỉnh núi ở gần quỹ đạo Trái đất sẽ cao hơn những người anh em khác.
Đỉnh Chimborazo, trông hiền lành hơn Everest nhiều.
Vậy đỉnh Chimborazo cao hơn bao nhiêu? Theo báo cáo số liệu của MathSciNotes, thì Everest cao 6.382km tính từ tâm Trái đất. Chimborazo cao 6.384km nếu tính theo thước đo trên. 2km đã là quá đủ để Everest phải chịu đừng thấp hơn Chimborazo trong thang đo chiều cao. Thực tế mà nói, 2km là quá đủ để Chimborazo cao nhất thế giới, còn Everest không lọt nổi vào top 20.
Được rồi, Chimborazo cao hơn, nhưng tại sao Everest mới là đỉnh núi được người ta ưa thích? Đó là độ khó của hành trình lên đỉnh. Nếu bạn là một tay leo núi, bạn sẽ muốn một thử thách càng khó càng tốt. Đó chính là thứ mà Everest mang lại cho những người ưa thích mạo hiểm.
Người leo phải mất tới 10 ngày để lên tới Trại Nền – Base Camp, giới hạn đầu tiên mà người leo núi phải vượt qua nếu họ muốn chinh phục Everest. Họ sẽ phải mất 6 tuần để làm quen với khí hậu khắc nghiệt – một thủ tục bắt buộc phải có nếu bạn muốn leo núi an toàn, và mất 9 ngày để leo lên đỉnh.
Còn với đỉnh Chimborazo, bạn mất khoảng 2 tuần để làm quen với khí hậu, và vỏn vẹn 2 ngày để leo lên tới đỉnh.
Everest vẫn là nóc nhà thế giới, nếu tính chiều cao từ mực nước biển.
Nhưng vẫn phải khẳng định lại rằng Everest vẫn là nóc nhà thế giới, nếu tính chiều cao từ mực nước biển nhé! Và nếu tính theo thang đo này, thì đỉnh Chimborazo còn chẳng phải là đỉnh núi cao nhất trong dãy Andes, đó là đỉnh Aconcagua cơ.
Vậy nên nếu bạn có ý đỉnh chinh phục đỉnh Everest thì vẫn cứ tự tin rằng mình vẫn đang leo lên nóc nhà thế giới, đỉnh núi cao nhất Trái đất này! Còn nếu bạn yếu bóng vía hơn chút, có thể leo Chimborazo, đường đi có vẻ dễ hơn nhiều mà vẫn có thể tự tin khẳng định mình đã leo ngọn núi cao nhất thế giới.
Ngoài ra, nếu đo từ chân tới đỉnh và khoảng cách từ xích đạo, núi Everest bị đánh bại bởi ngọn núi khác là núi Mauna Kea.
Ảnh chụp đỉnh núi Mauna Kea. (Ảnh: Marisa Estivil).
Núi Everest là ngọn núi cao nhất thế giới ở phía trên mực nước biển, nhưng có vài thông số khác nhau để đo chiều cao của núi. Núi Mauna Kea ở Hawai'i là ngọn núi cao nhất tính từ chân tới đỉnh. Trong khi đó, do vỏ Trái đất hơi dày hơn ở xích đạo, núi Chimborazo ở Ecuador là cao nhất nếu đỉnh núi được đo từ tâm Trái đất.
Núi Mauna Kea là núi lửa không hoạt động phun trào lần cuối cách đây 4.500 năm. Tên gọi có nghĩa "Núi Trắng" trong tiếng Hawaii, đỉnh núi Mauna Kea nằm ở độ cao 4.205m phía trên mực nước biển. Dù là núi cao nhất bang, độ cao này có vẻ khiêm tốn so với núi Everest. Dù vậy, phần chân núi Mauna Kea thường ít được chú ý. Tính cả phần chân chạy sâu xuống dưới Thái Bình Dương, độ cao của núi Mauna Kea tăng hơn gấp đôi lên 10.210m, vượt xa núi Everest.