Biểu hiện của tụt huyết áp, nguyên nhân và cách xử lý

  •  
  • 1.809

Tụt huyết áp là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90 mmHg. Đây là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, nếu nhẹ thì chỉ cần sơ cứu là được, nếu bệnh nghiêm trọng thì nó tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm. Vậy để hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp thì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân tụt huyết áp

Bệnh tụt huyết áp thường có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh, một trong số những nguyên nhân đó thì có những nguyên nhân thường gặp sau:

  • Mất nước: Do nôn liên tục, tiêu chảy...
  • Mất máu: Do vết thương lớn, hiến máu... làm giảm lượng máu trong cơ thể một cách đột ngột gây tụt huyết áp.
  • Các bệnh về tim: Các vấn đề về van tim, đau tim, suy tim...
  • Nhịp tim nhanh: Như chạy, hoạt động quá sức...
  • Mang bầu: Những người mang thai trong vòng 24 tháng thường hay bị tụt huyết áp.
  • Nhiễm trùng nặng: Làm cho vi khuẩn đi vào máu dẫn sốc nhiễm khuẩn dẫn lên bị tụt huyết áp, nguy hiểm hơn nó còn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn đến huyết áp giảm.
  • Do khó thở.

Thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn đến huyết áp giảm.
Thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn đến huyết áp giảm.

Biểu hiện tụt huyết áp

  • Sốt cao đột ngột
  • Chân tay lạnh buốt nhưng toát mồ hôi
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Hoa mắt
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Thở dốc
  • Tim đập nhanh
  • Buồn vệ sinh liên tục
  • Buồn nôn

Biện pháp xử lý người bị tụt huyết áp

Việc xử trí đúng cách khi bị tụt huyết áp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn và hạn chế tai nạn, chấn thương. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của tụt huyết áp, người bệnh có thể tự cứu chính bằng cách cách đơn giản sau:

Từ từ ngồi hay nằm xuống một nơi bằng phẳng, tốt nhất là nằm lên ghế dài hoặc giường và nâng hai chân lên cao. Sau đó nhờ người thân giúp đỡ để uống một cốc nước có vị ngọt hoặc mặn. Trường hợp không có thì uống hai cốc nước đầy. Người bệnh nên dùng tay day hai bên huyệt thái dương cho tới khi cơ thể hồi phục trở lại.

Mặc dù đã cảm thấy đã bình thường, muốn đứng lên người bệnh phải thực hiện chậm rãi, tránh thao tác nhanh khiến huyết áp chưa thực sự ổn định bị tụt trở lại.

Khi người bị tụt huyết áp đầu tiên chúng ta lên đưa người bệnh đến một nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh lên giường rồi xử lý bằng cách:

  • Uống cafe, trà gừng, nước sâm. Đây là những loại nước có tác dụng có hỗ trợ tăng huyết áp
  • Sô-cô-la là bài thuốc hữu hiệu khi bị tụt huyết áp
  • Dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt như: day huyệt thái dương, huyệt phong trì, vuốt trán
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng huyết áp và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Các bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Trường hợp người bệnh kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ăn kém, lú lẫn, hoặc không cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi... cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu người bị tụt huyết áp thường phải làm việc trên cao, hoặc là lái xe, phi công,... cần đến bệnh viện tầm soát kỹ hơn nguyên nhân.

Phòng tránh bệnh tụt huyết áp

  • Nên ăn nhiều hoa quả
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, hằng ngày
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày
  • Uống đủ nước
  • Tránh hoạt động trực tiếp dưới trời nắng, mưa quá lâu

Trên đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách xử lý, và để đảm bảo sức khỏe thì bạn nên thực hiện theo một số phương pháp, lời khuyên trên đây để có thể tránh được bệnh tụt huyết áp.

Cập nhật: 01/02/2021 Theo suckhoe9/vne
  • 1.809