Kim tự tháp là lăng mộ mà các vị vua Ai Cập cổ đại xây dựng cho mình. Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Hầu hết các kim thự tháp lớn nhỏ ở Ai Cập đều được xây dựng vào thời vương triều thứ 3 đến vương trieùe thứ 6 của Ai Cập.
Kim tự tháp Ai Cập qua những tháng năm lịch sử kéo dài bốn ngàn năm vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí. Trong đó những lời bùa chú trên bia mộ là khiến người ta kinh hãi nhất: "Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó".
Những lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo trước cho những kẻ tham lam đời sau muốn nhòm ngó những báu vật vô giá trong mộ, đề phòng việc đào trộm mộ. Lạ thay, mấy thể kỷ nay, phàm những người dám cả gan đi vào trong hầm mộ Pharaông, dù là kẻ trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng mắc phải chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.
Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tutancamôn tại vùng thung lũng Đế vương. Từ trong đó đã đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,... Thành công đó đã làm chấn động thế giới.
Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi kỹ đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!".
Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối lọan. Đaoglat chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaông, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời.
Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaông làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến người ta phân vân khó nghĩ.
Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh ngài Oaitơ, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông ta cắn đầu ngón tay viết thư để lại, nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaông tạo ra, bản thân rất hối hận, nên phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế.
Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Maihơlairơ. Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaông lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: "Cả đời tôi đã từng nhiều năm giao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?". Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaông Tutancamông. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaông càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.
Lúc bấy giờ, người ta mới bất giác hỏi rằng: Những người giao thiệp với Kim tự tháp Pharaông Ai Cập bị chết vì nguyên nhân gì? Những lời bùa chú trên bia mộ Pharaông có thật linh nghiệm không?
Một quan điểm cho rằng, trên vách những lỗi đi trong hầm mộ có một lớp những thứ màu phớt hồng và màu lục xám có khả năng là lớp sinh ra tia sáng chết. Nghe nói nó phóng ra những chất làm chết người.
Một số nhà khoa học khác lại có quan điểm khác, tức là nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã đạt tới trình độ có thể dùng những côn trùng có nọc độc cực mạnh hoặc những chất kịch độc làm vũ khí, để bảo vệ lăng mộ của những kẻ thống trị, tránh bị kẻ khác xâm phạm. Năm 1956, nhà địa lý học Oaitơxơ, trong lúc khai quật lăng mộ Rôcalibi đã từng bị dơi tập kích.
Những năm gần đây, một số nhà khoa học có ý đồ dùng sinh vật học để giải thích. Ngài Yxơđinhao, tiến sĩ sinh vật học, giáo sư y học của đại học Cairo, năm 1963 đã nói rằng: Căn cứ theo kết quả mà ông định kỳ tiến hành thí nghiệm đối với các nhà khảo cổ và các nhân viên, phát hiện thấy tất cả mọi người, trên cơ thể đều tồn tại một mầm bệnh độc có thể dẫn đến sốt cao và cảm nhiễm ở đường hô hấp. Những người đã vào hầm mộ, vì nhiễm phải bệnh độc này sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp, rồi cuối cùng sẽ dẫn đến tắc thở mà chết. Nhưng vì sao những mầm bệnh độc này có thể có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt đến như vậy hầm mộ. Nó lại sống lâu tới 4.000 năm trong xác ướp. các nhà khoa học không hiểu nổi.
Năm 1983 một nữ bác sĩ người Pháp tên là Phihirô, sau nhiều năm nghiên cứu đã nhận thấy nguyên nhân cái chết đó là do phản ứng quá nhạy cảm đối với những vi khuẩn độc hại của những người khai quật và những người tham quan hầm mộ.
Theo nghiên cứu của bà thì bệnh trạng của những người đó cơ bản giống nhau, bị cảm nhiễm ở phổi, khó thở mà chết. Bà giải thích: "Sau khi các Pharaông cổ Ai Cập đã chết, người ta chôn theo những vàng bạc châu báu, áo quần; ngoài ra còn có rất nhiều rau quả và thực phẩm. Nhưng rau quả và thực phẩm đó, qua thời gian dài hàng ngàn năm thối rữa sinh ra những loài khuẩn độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Những khuẩn đó bám trong hầm mộ. Bất kể là ai khi thở hít phải những khuẩn độc đó, phổi sẽ mắc bệnh cấp tính, cuối cùng dẫn đế khó thở và chết trong đau khổ. Giáo sư Đômixiân ở Xtraxbua, vì chui vào hầm mộ vừa mới khai quật để dập bản khắc chữ, trong đó còn đầy những khuẩn độc nên đã nhiễm độc mà chết". Cho đến nay, cách giải thích đó được coi là có lý nhất.
Nhưng, những lời bùa chú ở bia mộ Pharaông rốt cuộc là như thế nào? Điều này còn phải chời sự nghiên cứu kỹ hơn nữa của các nhà khoa học. Hơn nữa, gần đây phát hiện những vấn đề liên quan đến cái gọi là "năng lượng tháp". Chưa biết việc đó thực hư thế nào, không thể đoán trước được.
Một số nhà khoa học khác cho rằng, cái gọi là bùa chú của Pharaông, rất có thể đến từ bản thân sự cấu tạo của Kim tự tháp, thiết kế cấu tạo của hầm mộ và lối đi trong mộ có thể sinh ra, tụ tập và phóng ra các tia xạ, các dao động từ và các sóng năng lượng, hoặc hình thành một trường vật nào đó.
Đâu là đúng, đâu là sai, mỗi người một cách lý giải; nhưng muốn mở được bí mật của những lời bùa chú, xem ra không hề đơn giản, ít nhất là hiện nay.