Tranh khắc đá tại khu vực khảo cổ Tamgaly

Di sản văn hóa thế giới tại Kazakhstan
  •  
  • 726

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Tranh khắc đá tại khu vực khảo cổ Tamgaly của Kazakhstan là Di sản văn hóa thế giới năm 2004.

Tranh khắc đá
Tranh khắc đá tại khu vực khảo cổ Tamgaly, Kazakhstan

Tamgaly là một địa điểm khảo cổ học thuộc khu vực Semirechye thuộc Kazakhstan. Tamgaly nằm cách Almaty khoảng 120 km về phái tây bắc. Phần lớn những hiện vật được tìm thấy trong khu vực khảo cổ này là các bức tranh khắc đá đã có niên đại thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Những bức tranh khắc đá này hầu như nằm ẩn sâu trong hẻm núi. Theo các nhà khảo cổ phân tích thì chúng xuất hiện vào thời đại đồ đồng, tuy nhiên một số ít tranh được cho là có từ thời kỳ đồ sắt và thời trung cổ.

Những bức tranh khắc đá này hầu như nằm ẩn sâu trong hẻm núi

Theo ước tính có tới 5,000 bức tranh khắc đá các loại lớn nhỏ nằm rải rác trong 120 km núi đá vùng Semirechye. Các nhà khảo cổ đã chia thành 48 khu vực khác nhau dựa theo địa lý và mật độ xuất hiện của các tranh khắc đá. Các khu định cư của người tiền sử cũng được tìm hiểu và xác định qua những bức tranh khắc đá này. Có nhiều hình ảnh về cuộc sống của người tiền sử được tái hiện trên các bức tranh khắc đá tuy rằng những nét vẽ hết sức thô sơ. Chủ đề chính của tranh là hình ảnh về gia súc, động vật, các nghi lễ và một số ít hình ảnh về tôn giáo. Các nhà khoa học cho rằng những hình ảnh về tôn giáo xuất hiện sau cùng bởi những nét vẽ đã tinh xảo và sắc nét hơn những bức tranh động vật có từ trước công nguyên.

Chủ đề chính của tranh là hình ảnh về gia súc, động vật, các nghi lễ và một số ít hình ảnh về tôn giáo.

Những bức tranh khắc đá hình động vật được cho là những bức tranh có niên đại cổ xưa nhất xuất hiện trong khu vực
Bức tranh khắc đá hình động vật được cho là những bức tranh có niên đại cổ xưa nhất xuất hiện trong khu vực

Phía tây của dãy núi Tienshan nằm trong khu vực khảo cổ là một nơi có thảm thực vật vô cùng phong phú. Tuy phải chịu khi hậu nóng, khô cằn nhưng ở đây lại phát triển những loài thực vật thích nghi được với môi trường khô hạn này. Dãy núi cùng với thảm thực vật nơi đây tạo thành một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Không chỉ có vậy, sức hút của cảnh quan nơi này còn thu hút số lượng người tiền sử tới đây định cư đông hơn các khu vực khác. Có lẽ cũng chính bởi những lý do như vậy mà nơi đây xuất hiện số lượng tranh khắc đá nhiều hơn những khu vực khác trong khu khảo cổ.

Một bức tranh khắc về tôn giáo

Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy ở đây những tảng đá to, đen bóng, mặt phẳng nhẵn... những tảng đá lớn này được cho là nơi dùng làm bàn thờ tế lễ thần linh của cư dân tiền sử nơi đây. Một số tranh khắc đá có ký tự được tìm thấy quanh các bàn thờ tế lễ càng chứng tỏ rõ hơn việc thờ cúng được thực hành khá nhiều. Việc tế lễ vào thời kỳ trước công nguyên chủ yếu là tế các vị thánh thần theo tín ngưỡng của người địa phương.

Các nhà khoa học cho rằng những hình ảnh về tôn giáo xuất hiện sau cùng bởi những nét vẽ đã tinh xảo và sắc nét hơn những bức tranh động vật có từ trước công nguyên.

Những ký tự được khắc trên đá

Những bức tranh khắc đá được cho là xuất hiện sớm nhất chủ yếu khắc hình ảnh về động vật, thú rừng như hươu, nai, hổ, voi...Những hình khắc sau đó bắt đầu xuất hiện hình ảnh con người, rồi tới những ký tự và cuối cùng là hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt, các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ học và lịch sử học vẫn chưa xác định rõ việc cư dân tiền sử đã tạo nên những bức tranh khắc đá này bằng cách nào đặc biệt là những bức tranh xuất hiện trước công nguyên từ trước thời kỳ đồ đồng, đồ sắt.

Những nét khắc rất mạnh và sâu vào đá đã trải qua hàng nghìn năm chịu tác động của khí hậu, môi trương nhưng vẫn còn rất nguyên vẹn chứng tỏ kỹ thuật khắc đá tuyệt vời của người xưa.

các nhà khảo cổ học và lịch sử học vẫn chưa xác định rõ việc cư dân tiền sử đã tạo nên những bức tranh khắc đá này bằng cách nào

Bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu những bức tranh khắc đá này, các nhà khoa học có thể xác định rõ cuộc sống của cư dân địa phương trước công nguyên và sự phát triển dần dần qua từng thời kỳ đồ đồng và đồ sắt. Nghi lễ cúng tế của người tiền sử cũng được làm rõ qua việc nghiên cứu các bức tranh khắc đá tại đậy. Hiện nay, khu vực này được bảo vệ khá nghiêm ngặt không chỉ bởi đây là một di sản thế giới đã được công nhận mà còn bởi nơi đây là địa điểm linh thiêng trong lịch sử.

Qua viêc nghiên cứu các hình vẽ tại khu di chỉ khảo cổ này, các nhà lịch sử đã phác họa lại cuộc sống của cư dân địa phương cũng như những nghi lễ tôn giáo được thực hiện ở đây hàng nghìn năm trước.

Tranh khắc đá tại khu vực khảo cổ Tamgaly được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iii): Là một khu vực xuất hiện dày đặc các bức tranh khắc đá có niện đại từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Bên cạnh đó việc tìm hiểu, nghiên cứu các bức tranh khắc đá tại đây còn giúp các nhà lịch sử phác họa được cuộc sống của cư dân bản địa từ hàng nghìn năm trước. Ngoài ra, đây còn là một địa điểm linh thiêng có giá trị văn hóa vô cùng quan trọng.

Unesco đã công nhận Tranh khắc đá tại khu vực khảo cổ Tamgaly của Kazakhstan là Di sản văn hóa thế giới năm 2004.

Cập nhật: 20/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 726