Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Chất béo là thứ luôn tồn tại trên cơ thể của động vật, nhưng trên thực tế chúng rất dễ phân hủy và không thể tồn tại dưới dạng hóa thạch như xương, nhưng gần đây các nhà cổ sinh vật học gần đây đã tìm thấy dấu vết của chất béo trên hóa thạch của loài thằn lằn cá tại Đức. Phát hiện này sẽ nâng cao nhận thức của chúng ta về loài thằn lằn cá.


Stenopterygius là một chi tuyệt chủng của thunnizard ichthyizard được biết đến từ châu Âu. Chi ichthyizard này phát triển đến chiều dài tối đa 4 mét.


Cá heo.

Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới. Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m và 40 kg, cho tới 9,5 m và 10 tấn.

Thằn lằn cá cánh hẹp - Stenopterygius sống cách ngày nay 189 - 175 triệu năm về trước, thuộc kỷ Jura sớm, khi nhìn vào hình ảnh phục chế của chúng mọi người sẽ lầm tưởng rằng đây là một loài cá heo bởi chúng có hình dạng tương tự như nhau, như mõm thon, thân tròn, vây lưng hình tam giác, đi theo đó là vây thân, đuôi khá phát triển.

Mặc dù có ngoại hình tương tự nhau, nhưng thằn lằn cá lại thuộc về loài bò sát còn cá heo thì thuộc về loài động vật có vú, và chúng trông giống như kết quả của sự hội tụ tiến hóa.


Holzmaden nằm ở miền nam nước Đức.


Trẻ em đang đào hóa thạch ở Holzmaden.


Holzmaden 180 triệu năm trước là một vùng biển, và đó cũng là lý do tại sao nơi đây tồn tại hóa thạch của rất nhiều sinh vật biển thời tiền sử.

Loài thằn lằn cá Stenopterygius thời tiền sử sinh sống khắp toàn bộ Tây Âu, nhưng nơi tìm những nhiều mẫu hóa thạch hoàn chỉnh của chúng nhất lại nằm ở Holzmaden, Đức.

Chính vì phát hiện ra những mấu hóa thạch của sinh vật biển mà chúng ta biết rằng trong thời kỳ kỷ Jura, cách chúng ta hàng triệu năm về trước, Holzmaden, nằm ở miền nam nước Đức ngày nay, hóa ra là một đại dương nhiệt đới.

Hóa thạch của loài thằn lằn cá cánh hẹp được phát hiện ở Holzmaden nổi tiếng với vẻ đẹp tinh xảo, không chỉ bảo quản được bộ xương hoàn chỉnh mà còn có dấu vết của mô mềm, cho phép chúng ta nhìn thấy đường viền của vây lưng và vây đuôi. Việc bảo tồn các mô mềm đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chính xác hơn cho sự xuất hiện của loài thằn lằn cá này.


Hóa thạch thằn lằn cá cánh hẹp được tìm thấy với hóa thạch của ốc anh vũ.


Mẫu hóa thạch của thằn lằn cá cánh hẹp hoàn hảo nhất từng được phát hiện.


Hình vẽ khôi phục lại hệ thống khung xương của thằn lằn cá cánh hẹp.

Ngoài việc bảo tồn cấu trúc mô mềm của loài thằn lằn cá cánh hẹp, mẫu hóa thạch này còn tiết lộ bí ẩn về sự sinh sản của loài này. Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy phần còn lại của một con thằn lằn cá cánh hẹp nhỏ trong cơ thể của con Stenopterygius mẹ.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng Stenopterygius trưởng thành sẽ có xu hướng ăn thịt những con Stenopterygius nhỏ bởi vậy các mẫu hóa thạch thường phát hiện ra dấu vết của những con non bên trong, nhưng chúng ta không biết được điều đó có đúng hay không cho đến khi phát hiện ra mẫu hóa thạch này. Hóa ra, loài thằn lằn cá cánh hẹp và toàn bộ họ thằn lằn cá được sinh ra từ noãn, đây là biểu hiện của sự thích nghi cao với sinh vật biển.

Noãn thai sinh là một phương thức sinh sản ở động vật trong đó phôi phát triển bên trong trứng được giữ lại trong cơ thể của mẹ cho đến khi chúng đã sẵn sàng nở ra, chúng đẻ con nhưng không phải do mang thai mà do trứng sau khi thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con, phôi phát triển thành con nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ. Phương thức sinh sản này khác với phương thức đẻ con ở chỗ không có kết nối nhau thai giữa mẹ và con và cơ thể của sinh vật mẹ không cung cấp trao đổi khí (hô hấp).


Hóa thạch của loài thằn lằn cá luôn có một khoảng trống giữ xương và lớp biểu bì ngoài cơ bắp.

Johan Lindgren, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Lund ở Thụy Điển, là một chuyên gia nghiên cứu các loài bò sát biển ở Mesozoi. Ông nhận thấy rằng trong nhiều mẫu hóa thạch của loài thằn lằn cá luôn có một khoảng trống giữ xương và lớp biểu bì ngoài cơ bắp, chúng tồn tại diện tích lớn các mô mềm.

Với sự tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là khả năng kiểm tra thành phần của các chất hóa học cụ thể trong hóa thạch, Lindgren đã quyết định nghiên cứu một hóa thạch thằn lằn cá vẫn bảo tồn được cấu trúc mô mềm để tìm ra khoảng trống đó là gì.


Hóa thạch thằn lằn cá.

Lindgren quyết định tới Bảo tàng Urwelt-Museum Hauff ở Holzmaden, nơi có rất nhiều hóa thạch hoàn chỉnh của loài thằn lằn cá. Sau khi tìm kiếm qua các hóa thạch trong bảo tàng, ông đã quyết định chọn mẫu hóa thạch của loài thằn lằn cá với mã số MH 432. Ngay khi tin tức được đưa ra, 23 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã quyết định tham gia vào nhóm nghiên cứu của Lindgren. Họ muốn tìm hiểu những bí mật của hóa thạch thằn lằn cá.


Thằn lằn cá cánh hẹp là một loài động vật máu nóng.

Trong nghiên cứu về hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học nhận thấy rằng có các mô dưới da trong dư lượng da, chúng là một lớp mỡ màu vàng. Để xác nhận thêm, các nhà cổ sinh vật học đã so sánh mô dưới da với cá heo và rùa da ngày nay và thấy rằng cấu trúc này giống nhau, điều đó chứng tỏ rằng thằn lằn cá cánh hẹp có lớp mỡ. Chức năng của lớp mỡ là giữ nhiệt, đồng thời lưu trữ năng lượng và tăng độ nổi. Lớp "mỡ" từ 180 triệu năm trước này chứng tỏ rằng loài thằn lằn cá cánh hẹp là một loài động vật máu nóng như các loài thuộc bộ cá voi trong đại dương ngày nay!

Mặc dù hình dạng của Stenopterygius được khôi phục là rất chính xác từ trước đó, nhưng màu sắc của chúng cho tới nay vẫn hoàn toàn chỉ là phỏng đoán. Nghiên cứu về hóa thạch của Stenopterygius không chỉ tìm thấy lớp mỡ dưới da, mà còn cả tế bào melanocytes giúp các nhà khoa học có thể xác định được màu sắc bên ngoài của chúng.


Ảnh phục dựng thằn lằn cá cánh hẹp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phân bố màu sắc cơ thể của thằn lằn cá cánh hẹp tương tự như sinh vật biển ngày nay, với lưng tối màu và vùng bụng có sắc tố sáng hơn. Sự phân bố màu cơ thể này không chỉ thuận tiện cho việc che giấu cơ thể mà còn giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể dễ dàng hơn.


Những con thằn lằn cá cánh hẹp thời cổ đại.

Cập nhật: 14/03/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video