Công nghệ ướp xác xưa và nay

Những xác ướp lưu giữ nguyên vẹn qua hàng nghìn năm luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà khoa học.

Bí ẩn công nghệ ướp xác xưa và nay

Dựa vào quá trình nghiên cứu những văn bản cổ xưa và xác ướp được khai quật trước đây, các nhà khoa học đã tiến hành lại quy trình ướp xác ngay trong thế kỷ 21 nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn, góp phần giải mã những bí ẩn xoay quanh kỹ thuật tuyệt vời này.

Từ trước đến nay, quá trình ướp xác được các nhà nghiên cứu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: ghi chép của các sử gia Hy Lạp cổ, điển hình như của Herodotus, tranh vẽ trên tường trong các lăng mộ và những công cụ người xưa dùng để ướp xác từng được khai quật trước đây. Mặt khác, họ cũng tiến hành lấy mẫu và giải phẫu xác ướp thật nhằm suy luận ra kỹ thuật ướp xác. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng thu thập được vẫn chưa giải đáp được các bí ẩn trong quá trình ướp xác. Các thắc mắc chưa được giải đáp bao gồm Làm thế nào một con dao bằng đá núi lửa có thể rạch chính xác vào cơ thể? Quá trình ướp xác kéo dài bao lâu? Các kỹ thuật ướp đề cập đến trong văn bản cố có thật sự khả thi? May mắn thay, những câu hỏi trên đã được lý giải thông qua 2 nghiên cứu được thực hiện từ lâu nhưng mới vừa được công bố trên tạp chí Anatomical Recorrd.

2 thử nghiệm ướp xác trong thế kỷ 21


Quá trình ướp xác được tổng hợp từ rất nhiều các văn bản cổ, công cụ khai quật được và cả giải phẫu xác ướp cổ đại​

Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện từ năm 1994 bởi nhà Ai Cập học Bob Brier và bác sĩ ngoại khoa Rob Wade. Khi đó, họ tiến hành ướp xác của một người đàn ông hiến tặng xác phục vụ khoa học. Brier sử dụng quá trình ướp xác được phát triển vào thời kỳ Tân vương quốc của Ai Cập cổ đại (1550-1069 BC). Đây được cho là phương pháp ướp xác khả thi và công phu nhất từng được biết tới.

Đầu tiên, Brier tạo ra Natri Cacbonat theo cách của người Ai Cập (trộn Canxi Cacbonat với Natri Bicacbonat), sử dụng nó để làm khô và lưu giữ thi hài. Trong quá trình thực hiện, họ sử dụng các công cụ ướp xác giống hệt với người xưa (cả về vật liệu lẫn thiết kế), thậm chí còn gắn một mảnh bùa bằng gỗ lên trên thi hài người chết sau khi ướp xác xong. Thi hài này được gọi là Mummab - trường hợp đầu tiên được ướp xác theo kỹ thuật của hoàng gia Ai Cập kể từ 2000 năm trước.

Trong thí nghiệm thứ 2, các nhà khoa học đến từ Hy Lạp và Thụy Sĩ cũng cố gắng thử lặp lại quá trình ướp xác người. Lần này, họ thử ướp 2 cẳng chân lấy từ cùng 1 thi hài theo 2 phương pháp khác nhau: dùng vải khô nóng để ướp xác tự nhiên, và dùng cách ướp nhân tạo bằng Natri Cacbonat (tương tự như cách của Brier). Kết quả cho thấy phương pháp vải khô nóng không thành công và 7 ngày sau đó, họ phải lập tức ngừng thí nghiệm. Ngược lại, chiếc chân thứ 2 được ướp bằng Natri Cacbonat thì hoàn toàn được ướp thành công sau khoảng 208 ngày.

Những phát hiện quan trọng


Việc lấy não ra qua đường lỗ mũi là việc làm vô cùng khó khăn và đầy ghê rợn.​

Dựa trên 2 nghiên cứu, ướp toàn bộ cơ thể và chỉ 1 chân, các nhà nghiên cứu đã có thêm hiểu biết về quá trình ướp xác đầy bí ẩn. Đâu tiên, Brier phát hiện ra rằng việc lấy não ra qua đường lỗ mũi là việc làm vô cùng khó khăn. Người ta phải dùng những công cụ có móc để thực hiện các thao tác khá ghê tởm, sau đó bơm nước vào não để khoáy lên và đổ hỗn hợp đó ra ngoài.

Trong nghiên cứu ướp chân, các nhà nghiên cứu đã tuân theo hướng dẫn của văn bản cổ là ngâm cơ thể trong Natri Cacbonat từ 30 đến 40 ngày. 30 ngày đầu tiên trôi qua, cẳng chân vẫn chưa có dấu hiệu gì là ướp thành công, mặc dù Natri Cacbonat đã ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc tấn công cơ bắp. Mãi tới 208 ngày sau đó thì chiếc chân mới được ướp thành công. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả không được như mong muốn là do phòng thí nghiệm có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Trong khi đó đối với điều kiện tại Ai Cập, nhiệt độ cao trong khi không khí khô.

Quan trọng hơn cả, xác được ướp trong thời hiện đại đã trở thành một chuẩn mực để so sánh với các xác ướp cổ đại. Toàn bộ tiểu sử của người hiến xác Mumbad và toàn bộ quá trình ướp xác đều được các nhà nghiên cứu ghi chép một cách cẩn thận. Dựa vào đó, các nhà khoa học khác trên thế giới có thể kiểm chứng giả thuyết ướp xác của họ bằng cách so sánh với Mumbad. Dù quá trình ướp xác vẫn chưa thể hoàn hảo như người xưa, nhưng các nỗ lực nghiên cứu đã cung cấp thêm nhiều hiểu biết, góp phần bóc tách được phần nào bức màn bí ẩn xoay quanh kỹ thuật xác ướp có từ 2000 năm trước.

Theo Infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video