Phát hiện bẫy săn báo 5.000 năm tuổi

Những chiếc bẫy được người cổ đại thiết kế để săn bắt báo cũng như các loại động vật ăn thịt khác ở Israel và khắp Trung Đông có từ 5.000 năm trước.

Các nhà khảo cổ khai quật được một chiếc bẫy săn báo 5.000 năm tuổi ở sa mạc Negev, Israel. Ban đầu chiếc bẫy chỉ được cho là vài trăm năm tuổi, tương tự như loại bẫy vẫn được sử dụng trong thế kỷ trước và được phát hiện cùng một cái bẫy khác niên đại 1.600 năm.

Phát hiện này cho thấy kỹ thuật sử dụng để săn bắt động vật ăn thịt đã ra đời kể từ khi con người biết thuần hóa dê và cừu tại đây, Livescience cho hay.


Một con báo hoa. (Ảnh: Mingingthing)

"Điều thú vị nhất là sự cổ xưa của những chiếc bẫy động vật ăn thịt, điều này hoàn toàn bất ngờ đối với chúng tôi", Naomi Porat, một nhà khảo sát địa chất ở Israel, nói. "Có ít nhất 50 chiếc bẫy đơn giản nằm rải rác khắp sa mạc Negev và chúng không nổi bật tại cảnh quan nơi đây, chúng trông giống như một đống đá, ụ đá hình tháp bình thường".

Để thiết lập bẫy, người cổ đại gắn một mảnh thịt ngon cuối sợi dây thừng thu hút báo hoa mai hoặc động vật ăn thịt khác. Khi động vật ăn thịt kéo miếng mồi, sợi dây gắn vào cánh cửa ra vào bằng đá khiến chiếc bẫy đóng lại, chúng bị mắc kẹt trong đó.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những chiếc bẫy khá hiện đại, nhưng đồng nghiệp của Porat tò mò về nguồn gốc của chúng nên yêu cầu cô phân tích những cái bẫy.

Porat sử dụng phương pháp định tuổi quang học để đo lượng bức xạ hấp thụ từ môi trường trong hai bẫy báo, bằng cách so sánh với mức nền của bức xạ trong khu vực thay đổi rất ít hàng thiên niên kỷ, nhóm nghiên cứu có thể xác định khi nào cái bẫy được tạo ra.

Một trong hai cái bẫy có niên đại 5.000 năm, cái còn lại 1.600 năm, điều này cho thấy công nghệ này đã được sử dụng hàng ngàn năm trước để săn bắt báo, các loài động vật ăn thịt khác chẳng hạn như cáo, sói, linh cẩu, linh miêu, mèo tai dài phổ biến khắp Trung Đông.

"Những chiếc bẫy cổ này được những người chăn cừu và chăn dê sử dụng để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc tránh khỏi các loài động vật ăn thịt", Porat nói.

Ngày nay, báo hoa mai không còn là mối đe dọa nữa. Viêc con người săn bắt và phá hủy một trường sống của chúng khiến chúng biến mất ở Negev khoảng 10 năm trước đây.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video