Tại sao người Mỹ thích đi giày móng bò ở những năm 20?

  •  
  • 739

Những năm 20 là thời kỳ hoang dã và thú vị từ lịch sử hiện đại của Mỹ.

Thật thú vị khi xem những chi tiết nhỏ này trong lịch sử, đầu tiên chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một xu hướng thời trang nào đó vì những năm 1920 là một thời kỳ "điên rồ" đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, việc đeo giày móng bò lại có rất nhiều ý nghĩa lịch sử đằng sau nó và tất cả đều liên quan đến sự kiện lớn nhất ở Mỹ trong thời gian đó, đó là việc cấm rượu.

Việc cấm rượu diễn ra từ năm 1920 đến 1933 vì một vài lý do, chẳng hạn như: Giảm thuế; Giảm tham nhũng và tội phạm ở Mỹ; Cải thiện sức khỏe của công dân; Giải quyết các vấn đề xã hội khác được tạo ra bởi người nghiện rượu...

Trong khoảng thời gian này, không công ty hoặc cá nhân nào được phép sản xuất cũng như nhập khẩu, bán rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, mọi người thời điểm đó lại yêu thích rượu đến nỗi họ sẽ tìm mọi cách để có thể có được rượu. Vấn đề chính đến từ các nhà sản xuất rượu đang bị cấm và họ biết rằng một cái gì đó phải được thực hiện vì nhu cầu về rượu ở Mỹ ở mức cao nhất mọi thời đại.

Sản xuất rượu
Phong trào cấm uống rượu bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, thực hiện vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi cấm rượu trên phạm vi toàn quốc. Một số bang đã cấm sản xuất hoặc bán rượu trong phạm vi biên giới của mình.

Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất rượu và thậm chí cả các tổ chức tội phạm khác (như mafia) bắt đầu sản xuất rượu ở những nơi rất xa. Chính phủ biết rằng việc ai đó bắt đầu sản xuất và bán rượu chỉ còn là vấn đề thời gian, đó là lý do tại sao họ đặt tất cả các đồn cảnh sát trên toàn quốc trong tình trạng báo động.

Biết được điều này, những người đang sản xuất rượu lậu đã phải rất cẩn thận để không để lại bất kỳ dấu vết nào, thậm chí không một dấu chân nào được phép xuất hiện trên đường dây sản xuất trái phép. Đó là lý do tại sao nhiều người trong số họ bắt đầu đeo giày móng bò, việc mang những đôi giày này sẽ cho phép không xuất hiện dấu chân người và khiến cảnh sát nghĩ rằng những vị trí hẻo lánh, nơi sản xuất rượu thực chất chỉ có động vật sinh sống.

Giày móng bò
Vào tháng 12/1917, bản Tu chính án 18, nghiêm cấm "sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống có cồn độc hại nhằm mục đích giải khát", đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Vào ngày 29/1/1919, Tu chính án 18 đã đạt được đa số 3/4 cần thiết các tiểu bang phê chuẩn. Lệnh cấm thực tế đã bắt đầu vào tháng 6 năm đó, nhưng bản tu chính án chưa có hiệu lực chính thức mãi cho đến ngày 29/1/1920.

Tuy nhiên, vào năm 1922, chiến thuật này - chủ yếu được sử dụng bởi mafia - đã được tiết lộ với công chúng bằng một bài báo viết trên tờ Evening Independent, mô tả chi tiết việc sử dụng chính xác đế giày có móng bò. Có tin đồn rằng thông tin này đã được bán cho giới truyền thông bởi một tổ chức tội phạm khác có quan hệ với mafia Chicago trong việc sản xuất rượu bất hợp pháp.

Sau năm 1922, những người sản xuất rượu trong thời kỳ này đã phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau, cũng như tìm đến nhiều địa điểm hẻo lánh khác nhau để sản xuất rượu và bán nó. Nơi buôn bán rượu lậu phổ biến nhất vào thời điểm đó là những câu lạc bộ tư nhân, ngầm, chủ yếu tập trung vào việc bán các sản phẩm bất hợp pháp trong những năm 1920 như ma túy và rượu.

Đi giày móng bò
Vào ngày này năm 1933, bản Tu chính án 21 của Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, bãi bỏ Tu chính án 18 và chấm dứt kỷ nguyên cấm rượu toàn quốc ở Mỹ. Vào lúc 05 giờ 32 phút chiều, Utah đã trở thành tiểu bang thứ 36 phê chuẩn bản tu chính án, giúp đạt được tỷ lệ đa số cần thiết 3/4 các bang phê chuẩn. Pennsylvania và Ohio đã phê chuẩn trước đó cùng ngày.

Đầu những năm 1930, chính phủ đã thấy rằng việc cấm rượu đã tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng, đó là lý do tại sao việc cấm rượu kết thúc.

Nhiều nơi ở nước Mỹ đã cấm nấu và bán rượu trước cả khi Luật Prohibition ra đời. Bang Maine thực hiện những quy định cấm say sưa từ đầu những năm 1840. Năm 1919, điều khoản bổ sung thứ 18 mở rộng việc cấm nấu và bán rượu ra toàn quốc. Trong khi nhiều người Mỹ phàn nàn về luật cấm và né tránh luật này bằng cách uống whisky theo kê đơn của bác sĩ, thì một số người khác nhiệt tình ủng hộ.

Một số người theo đạo Tin lành cho rằng uống rượu say là có tội, trong khi một số người khác lại lo ngại những nguy cơ về xã hội khi để người nhập cư và người nghèo uống rượu. Những quan điểm này được duy trì thậm chí đến sau năm 1933. Nhiều bang đã duy trì luật cấm của riêng mình. Các quán rượu ở bang Misissipi chỉ mở cửa trở lại vào những năm 60 của thế kỷ trước. Cuối năm 2006, ở bang Carolina, mỗi người đến quầy rượu chỉ được mua một chai rượu nhỏ.

Hiện nay, luật cấm bán rượu đã được hủy bỏ ở nhiều bang của Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10% số địa phương tiếp tục duy trì những hạn chế về bán rượu ở địa phương mình, đặc biệt là các địa phương ở miền nam nước này. Đến cuối năm ngoái, sáu địa phương ở bang Texas và 35 địa phương ở bang Arkansas vẫn duy trì lệnh cấm bán rượu. Những quy định ở nhiều nơi tại Alaska là khá nghiêm ngặt, theo đó người nào chỉ trữ một ít rượu cũng là bất hợp pháp.

Cập nhật: 03/04/2023 PNVN
  • 739