Đây là lý do mà tiểu băng hà - thời kỳ khiến Tây Âu chìm trong giá lạnh suốt hàng trăm năm

Núi lửa phun đã khiến nhiệt độ Trái đất giảm mạnh. Nhưng lý do nó kéo dài đến cả trăm năm thì khác.

Vào khoảng từ thế kỉ 14 đến 19, nhiệt độ mùa đông đột nhiên giảm mạnh một cách bất thường, khiến cả vùng Tây Âu chìm trong lạnh giá. Giai đoạn này được gọi là kỳ Tiểu băng hà. Tuy nhiên bạn có biết nguyên nhân của nó là gì không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Colorado-Boulder (Mỹ), Tiểu băng hà bắt đầu đột ngột từ khoảng cuối thế kỉ 13, giữa những năm 1275 và 1300. Họ quan sát thấy nhiều loài thực vật và các mẫu trầm tích có nhiều dấu hiệu của việc tiếp xúc với khí hậu lạnh bất thường.

Các sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian này chỉ ra rằng có bốn núi lửa tại vùng Tây Âu đã phun trào dữ dội. Tro từ những đợt phun trào này làm cho không khí đặc lại, che lấp đi ánh sáng Mặt trời.


Thời kỳ tiểu băng hà, nhiệt độ giảm mạnh đột ngột khiến cả Tây Âu chìm trong lạnh giá.

Cùng lúc đó, các loại khí tỏa ra từ miệng núi lửa cũng khiến cho nhiệt độ giảm thấp hơn. Và dường như đây là lý do chính gây ra hiện tượng Tiểu kỉ băng hà.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tại sao nó kéo dài lâu đến như vậy?

Câu trả lời có lẽ nằm ở những sự kiện diễn ra sau đó.

Núi lửa phun trào khiến cho nhiệt độ tăng đột ngột, và làm băng ở Bắc Cực tan chảy. Lượng nước này loãng hơn nước biển, vì thế sẽ đọng ở bề mặt đại dương chứ không hòa lẫn với nước mặn ở dưới sâu hơn.


Những ngọn núi đột ngột phun trào.

Nhưng đồng thời, sự kiện này cũng làm chậm vận tốc của những dòng biển nóng từ xích đạo ngược lên phía Bắc, từ đó làm nước biển lạnh hơn. Đây được coi là lý do khiến nhiệt độ giảm trong một khoảng thời gian dài đến vậy.

Mặt trời cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong khoảng thời gian 1645 - 1715, người ta ghi nhận có rất ít hoặc thậm chí là không có những vết đen trên Mặt trời.

Vết đen thì liên quan gì tới nhiệt độ? Đó là những khu vực có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chung trên của Mặt trời. Nhưng dù có nhiệt độ thấp, chúng lại được bao phủ bởi một vành đai phát ra tia cực tím rất mạnh. Điều này có nghĩa là những vết đen đó khiến cho lượng ánh sáng cũng như nhiệt độ mà Trái đất phải nhận cao hơn.


Vết đen trên Mặt trời.

Điều này có nghĩa rằng khi những vết đen này biến mất, nhiệt độ sẽ giảm đi. Kết hợp với các yếu tố như núi lửa phun trào và băng tan, và chúng ta có một thời kỳ Tiểu băng hà kéo dài hàng trăm năm.

Mãi đến thế kỉ 19, khi Cách mạng Công nghiệp diễn ra, giai đoạn Tiểu kỉ băng hà này mới kết thúc và nhiệt độ tăng trở lại. Tất cả cũng "nhờ" lượng khí thải khổng lồ mà con người đã tạo ra.

Cập nhật: 15/10/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video